Không vay WB, TP.HCM lo tìm vốn cho dự án chống ngập hơn 400 triệu USD

23/11/2017 14:05 GMT+7

Đề nghị không sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) để thực hiện dự án 'Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM', TP.HCM đang lo tìm vốn và dự án có thể bị chậm tiến độ.

Ngày 23.11, trả lời Thanh Niên, ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý hệ thống thoát nước (Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM) cho biết dù đang gặp một số trục trặc về việc thu xếp vốn nhưng dự án vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện. Vì không vay vốn của WB nên TP đang tìm nguồn vốn khác cho dự án, có thể từ ngân sách thành phố, xin ngân sách Trung ương hoặc thực hiện theo hình thức BT…
“TP sẽ cố gắng huy động từ tất cả các nguồn có thể, dự án sẽ chậm trễ hơn so với dự kiến nhưng chắc chắn vẫn được thực hiện”, ông Long nói.

tin liên quan

TP.HCM xin hủy dự án chống ngập hơn 400 triệu USD
Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc TP.HCM không muốn tiếp tục thực hiện dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM” có tổng mức đầu tư 437 triệu USD, trong đó 400 triệu USD là vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc TP.HCM không muốn tiếp tục thực hiện dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM” có tổng mức đầu tư 437 triệu USD, trong đó 400 triệu USD là vốn vay từ Ngân hàng Thế giới (WB).
Lý do được TP.HCM đưa ra là có sự khác biệt rất lớn về chính sách áp dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giữa WB và pháp luật VN, cụ thể là cách xác định giá trị bồi thường cho từng loại đất.
Đơn cử, đối với đất vườn thổ cư, pháp luật VN quy định hạn mức đất ở để bồi thường, phần còn lại sẽ được bồi thường theo đất nông nghiệp. Nhưng phía WB lại dự kiến tính bồi thường toàn bộ khuôn viên theo giá đất ở, cho chuyển mục đích toàn bộ đất nông nghiệp thành đất ở mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Dự án “Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 1.2016 nhằm nâng cao năng lực quản lý, phòng chống ngập lụt, kết hợp cải thiện môi trường TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.