Ngày 17.7, hai quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã tìm cách nối lại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu có thể dẫn đến khủng hoảng. Đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry kêu gọi cả hai bên cắt giảm lượng khí thải mêtan và năng lượng đốt than.
Trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ, lính cứu hỏa tiếp tục chiến đấu với ngọn lửa trong ngày thứ hai, hôm 17.7. Nước cứu hỏa từ trên cao cố gắng dập tắt ngọn lửa buộc ba ngôi làng phải sơ tán.
Tương tự, tại La Palma, Tây Ban Nha, hơn 300 lính cứu hỏa ngăn chặn đám cháy rừng đang hoành hành. 4.000 người trên đảo này đã buộc phải sơ tán khỏi các khu vực xung quanh, và chính quyền cho biết các tình hình sẽ mất nhiều thời gian để ổn định.
Trái lại, ở châu Á là mưa xối xả. Tại Hàn Quốc, hàng chục người thiệt mạng do đê sông bị sạt lở gây lũ quét. Và các nỗ lực tìm kiếm nạn vẫn tiếp tục qua lớp bùn dày.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ vẫn ngập trong nước nhiều ngày sau khi nước sông Yamuna tràn vào thành phố, tăng lên mức cao nhất trong 45 năm vào tuần trước. Theo chính phủ, hàng ngàn người đã được sơ tán đến các trại cứu trợ để tránh lũ lụt.
Ở Mỹ, gần một phần tư dân số phải chịu cảnh nóng bức.
Thung lũng Chết của California chính thức đạt 56 độ C vào hôm 16.7, chênh lệch một độ so với nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận trên trái đất, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Các nhà khoa học cho biết mục tiêu giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp đang vượt quá tầm với, với bằng chứng về cuộc khủng hoảng ở khắp mọi nơi.
Người đứng đầu WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động, đăng dòng tweet rằng cuộc khủng hoảng khí hậu 'đang xảy ra'.
Bình luận (0)