Cũng theo thăm dò, người dân ở mọi nơi trong EU đều cảm nhận mình là nạn nhân của khủng hoảng, lo ngại về tương lai, sợ mất việc làm và lo lắng về mức sống suy giảm. Đặc biệt họ cảm thấy không còn khả năng kiểm soát tình hình, buộc phải chấp nhận những gì đã và sẽ xảy ra cũng như không còn tin tưởng vào tương lai chung trong EU như trước.
Cuộc khủng hoảng lòng tin này báo động về nguy cơ “mất dân chúng” nếu cứ cố tiếp tục cứu đồng euro theo cách đã làm cho tới nay với phương châm “bằng mọi giá”. Nó còn phản ánh tâm lý rất phổ biến cho rằng những giải pháp của EU nhằm thoát khỏi khủng hoảng tài chính không thích hợp và hiệu quả. Người dân xem ra ngày càng thiên về chiều hướng không chấp nhận cách làm của EU: đó là các vị lãnh đạo hay các nhà chuyên môn quyết định biện pháp rồi ép quốc hội thông qua. Vì thế, khủng hoảng lòng tin còn tai hại và nguy hiểm hơn cho EU so với khủng hoảng tài chính và nợ công.
Thảo Nguyên
>> EU chi 144 triệu euro nghiên cứu bệnh hiếm
>> Đức “bất ngờ” giảm 56 tỉ euro nợ công
>> Dân Hy Lạp vẫn muốn dùng đồng euro
>> Ông Hollande lên, đồng euro tuột
>> Phần lớn EU đạt thỏa thuận cứu đồng euro
>> Rắc rối quanh đồng euro Estonia
>> Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha nên tạm bỏ đồng euro
Bình luận (0)