• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Khủng hoảng lòng tin trong EU

28/04/2013 03:20 GMT+7

Khủng hoảng tài chính và nợ công đã kéo theo khủng hoảng lòng tin của dân chúng các nước thành viên EU vào khối này. Những cuộc thăm dò dư luận được tiến hành thời gian qua đều có kết quả giống nhau là lòng tin của người dân vào EU ngày càng giảm sút, ở nơi bị khủng hoảng trực tiếp cũng như những chỗ chỉ chịu tác động gián tiếp. Chẳng hạn, ở Tây Ban Nha chỉ còn 20% người được hỏi tin tưởng vào EU so với 56% năm 2009, ở Ý giảm từ 52% xuống 31%, ở Đức từ 44% còn 30%, ở Pháp từ 42% xuống 34%...

Cũng theo thăm dò, người dân ở mọi nơi trong EU đều cảm nhận mình là nạn nhân của khủng hoảng, lo ngại về tương lai, sợ mất việc làm và lo lắng về mức sống suy giảm. Đặc biệt họ cảm thấy không còn khả năng kiểm soát tình hình, buộc phải chấp nhận những gì đã và sẽ xảy ra cũng như không còn tin tưởng vào tương lai chung trong EU như trước.

Cuộc khủng hoảng lòng tin này báo động về nguy cơ “mất dân chúng” nếu cứ cố tiếp tục cứu đồng euro theo cách đã làm cho tới nay với phương châm “bằng mọi giá”. Nó còn phản ánh tâm lý rất phổ biến cho rằng những giải pháp của EU nhằm thoát khỏi khủng hoảng tài chính không thích hợp và hiệu quả. Người dân xem ra ngày càng thiên về chiều hướng không chấp nhận cách làm của EU: đó là các vị lãnh đạo hay các nhà chuyên môn quyết định biện pháp rồi ép quốc hội thông qua. Vì thế, khủng hoảng lòng tin còn tai hại và nguy hiểm hơn cho EU so với khủng hoảng tài chính và nợ công.

Thảo Nguyên 

>> EU chi 144 triệu euro nghiên cứu bệnh hiếm
>> Đức “bất ngờ” giảm 56 tỉ euro nợ công
>> Dân Hy Lạp vẫn muốn dùng đồng euro
>> Ông Hollande lên, đồng euro tuột
>> Phần lớn EU đạt thỏa thuận cứu đồng euro
>> Rắc rối quanh đồng euro Estonia
>> Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha nên tạm bỏ đồng euro

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.