Theo CNBC, đây là ý kiến của một nhà phân tích. Giới đầu tư đang tập trung vào quá trình tái cơ cấu vốn tại nhà băng lâu đời nhất hành tinh Monte dei Paschi. Ngân hàng Ý này sắp “làm mẫu” cho công tác đại tu mà cả hệ thống ngân hàng Ý có thể phải trải qua. Dù vậy, Ý không phải là nước duy nhất thuộc Liên minh châu Âu (EU) có khoản nợ xấu dâng cao trong bảng cân đối tài chính. Giới phân tích lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ xuất hiện tại lục địa già.
“Tại Mỹ, khi nền kinh tế gặp vướng mắc, người ta giải quyết toàn bộ nợ xấu, các ngân hàng được tái cấp vốn và tiếp tục đi về phía trước. Quá trình trên tại châu Âu đang kéo dài nhiều năm vì chuyện từ chối đối mặt với thực tại. Tôi chỉ lo rằng sẽ có nhiều vụ như thế này trong một hay 5 năm nữa, không những ở Ý mà còn ở nhiều nước khác trên khắp châu Âu”, ông Howard Goldring, giám đốc quản lý tại hãng Delmore Asset Management nhận định.
Theo hãng KPMG, ngành ngân hàng châu Âu có khoảng 1.100 tỉ EUR, tương đương 1.200 tỉ USD, nợ xấu. Con số này gấp ba lần Mỹ.
Lúc này, mọi sự quan tâm đổ dồn về Ý, đất nước gần đây bị buộc phải đưa ra lựa chọn là để nhà nước can thiệp vào nhà băng Monte dei Paschi. Quá trình chọn lọc phương án vẫn đang diễn ra, song nó làm dấy lên lo ngại rằng tiền của người nộp thuế sẽ luôn ở hàng đầu trong những phương thuốc tiềm năng nhằm giải cứu các nhà băng.
tin liên quan
Ngân hàng lâu đời nhất thế giới nhận cứu trợ hơn 5 tỉ USDNgân hàng 'già' nhất nước Ý và lâu đời nhất thế giới Monte dei Paschi de Siena vừa nhận gói cứu trợ lớn sau khi trượt bài kiểm tra về sức khỏe tài chính.
“Rất khó để giải quyết một cuộc khủng hoảng ngân hàng mà vừa hết vốn tư nhân… vì vậy cuối cùng chúng ta có một mẫu giải pháp vốn được người nộp thuế tài trợ. Đây đôi khi không phải là điều tốt nhất để làm nhưng lại là điều duy nhất mà bạn có thể làm trên thực tế”, nhà quản lý danh mục đầu tư Francesco Castelli tại ngân hàng Banor Capital nói.
Ban đầu, nhà băng lâu đời nhất thế giới cố gắng huy động 5 tỉ EUR, tương đương 5,24 tỉ USD, từ các nhà đầu tư tư nhân. Song sức khỏe của ngân hàng xấu đi do cuộc khủng hoảng chính trị Ý và giới đầu tư từ chối tham gia. Chính phủ Ý tiếp đó bị buộc phải can thiệp, bảo vệ nhà băng lớn thứ ba đất nước.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho hay thể trạng yếu kém của Monte dei Paschi đòi hỏi được bơm vốn 8,8 tỉ EUR, tương đương 9,22 tỉ USD. Chính phủ Ý cần đảm bảo rằng mức can thiệp vốn như trên là phù hợp với các quy định về viện trợ của EU.
Tổng cộng, chính phủ Ý lên kế hoạch hỗ trợ 20 tỉ EUR cho toàn hệ thống nhà băng nước này. Vì vậy, chuyện can thiệp vào Monte dei Paschi - động thái vốn có thể bắt đầu trong 2 hay 3 tháng tới - có thể là tiền lệ cho nhiều ngân hàng khác.
Chuyên gia Costelli cho biết: “Đây sẽ là khuôn mẫu về giải pháp cho cuộc khủng hoảng, và là cơ hội rất thú vị để vực dậy nền tài chính của tất cả nhà băng đang gặp khó ở Ý”.
tin liên quan
Ba nền kinh tế lớn kết thúc tồi tệ trong năm 2016Ba trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới kết thúc năm 2016 trong trạng thái tệ hơn lúc bắt đầu. Hai cuộc trưng cầu dân ý và một đợt đổi tiền là lý do khiến họ chật vật.
Bình luận (0)