Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang là một trong những công nghệ sinh trắc học mới mẻ, vì vậy chúng chưa được xem là hoàn hảo với nhiều sai lầm mắc phải. Sau khi một số nghiên cứu cho thấy công nghệ này có thể sai sót trong khả năng đánh giá khuôn mặt người da màu, đến lượt một nghiên cứu khác chứng minh nó thậm chí còn kém cỏi trong việc phát hiện khuôn mặt giả.
Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc California (Mỹ) mới đây chứng minh thêm rằng một số hệ thống nhận dạng khuôn mặt hiện nay có thể bị đánh lừa bởi khuôn mặt giả tạo ra từ máy tính hay trên thiết bị thực tế ảo (VR). Thậm chí, chúng còn bị đánh lừa bởi những khuôn mặt 3D được phát triển dựa trên những bức ảnh chụp từ các trang mạng xã hội như Facebook.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập ảnh của 20 đối tượng tình nguyện viên từ các nguồn trực tuyến để phục vụ đề tài của mình. Đáng chú ý hơn, một số tình nguyện viên chỉ cung cấp khoảng 3 tấm hình, cũng như một số ảnh chất lượng thấp giống như những gì chia sẻ trực tuyến.
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã tạo ra mô hình 3D khuôn mặt của các tình nguyện viên, thêm một số hình ảnh động trên khuôn mặt và tinh chỉnh đôi mắt để nó trông giống như đang nhìn vào máy ảnh. Vì hình ảnh 2D không hiển thị toàn bộ khuôn mặt đối tượng nên nhóm nghiên cứu đã tái tạo lại các phần thiếu, thậm chí cả bóng.
|
Phát biểu với tờ Wired tại Hội nghị an ninh Unisex, một thành viên trong nhóm nghiên cứu True Price cho rằng một số nhà cung cấp - đáng chú ý nhất là phần mềm Windows Hello của Microsoft - đã có những giải pháp bảo mật sinh trắc học mới. Nhưng không phải tất cả đều có thể đáp ứng được như những gì mà họ kỳ vọng. Họ có lẽ cần phải bổ sung thêm các thành phần như máy ảnh hồng ngoại để dò cấu trúc khuôn mặt.
Nguyên nhân được nhóm nghiên cứu đưa ra đó là bản thân khuôn mặt thực sự sẽ cho ra bức xạ hồng ngoại, điều đó có thể được xem là lớp bảo vệ bổ sung.
Bình luận (0)