(TNO) Các nhà khoa học tại Israel phát hiện hệ thống khứu giác của con người vẫn làm việc ngay cả khi ngủ, theo New Scientist.
Anat Arzi và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Weizmann, Rehovot (Israel) tiến hành thử nghiệm về khả năng học hỏi của con người khi ngủ.
Trong khi đối tượng nghiên cứu ngủ, nhóm nghiên cứu tạo nên những âm thanh khác nhau, theo sau đó là những mùi nhất định.
|
Các đối tượng nghiên cứu hít vào sâu hơn khi ngửi được mùi dễ chịu và hít nông hơn khi được ngửi mùi khó chịu.
Tiếp theo đó, các đối tượng này được nghe các âm thanh mà không kèm theo mùi nữa.
Các nhà khoa học nhận thấy các đối tượng vẫn có phản ứng hít vào sâu hoặc nông hơn khi chỉ nghe các âm thanh mà thôi. Điều này xảy ra tương tự ngay cả khi đối tượng thức.
Ông Arzi nói: “Khi ngủ, chúng ta có thể làm được nhiều thứ hơn là chúng ta vẫn nghĩ”.
Nhận xét về nghiên cứu trên, Donald Wilson từ Trung tâm Y tế Langone, Trường đại học New York tại Orangburg ( Mỹ), một nhà khoa học không tham gia vào nhóm nghiên cứu, cho biết: “Điều này cho thấy hệ thống khứu giác vẫn làm việc ngay cả khi chúng ta ngủ”.
Nghiên cứu có thể được ứng dụng để giúp điều chỉnh nhịp thở ở những bệnh nhân rối loạn hơi thở như chứng ngừng thở khi ngủ.
Nghiên cứu đăng tải trên chuyên san Nature Neuroscience.
Đức Trí
>> Mất khứu giác, coi chừng mắc bệnh Parkinson
>> Làm đẹp trước khi ngủ
>> Thực phẩm cần tránh trước khi ngủ
>> Cảnh giác chứng ngạt thở khi ngủ kéo dài
Bình luận (0)