Khuyến cáo bảo mật mạng

15/07/2012 11:43 GMT+7

Nhiều xì-căng-đan bảo mật liên tục xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy một thế giới mạng đầy rẫy hiểm họa đe dọa thường trực đến thông tin cá nhân của người dùng.

Trong khi các cơ quan chuyên môn, quản lý đang đau đầu với các giải pháp bảo mật mạngthì số đông người tiêu dùng, cư dân mạng vẫn còn thờ ơ với việc bảo vệ chính mình.

Hack - một ngành kinh doanh lớn

Tại sao lại có người muốn sở hữu những thông tin cá nhân của bạn? Nhiều người vẫn còn suy nghĩ rằng hầu hết hacker đều có mục đích đơn giản là để cho vui. Hình ảnh hacker mà các phương tiện truyền thông thường vẽ nên thường là một nhân vật trẻ tuổi, tài năng nhưng nông nổi, thích hack để chứng tỏ mình. Nhưng không phải thế, tội phạm công nghệ ngày nay hack với mục đích để kiếm tiền một cách có tổ chức.

Hacker hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn, vượt xa ngưỡng như một “thú vui” trước kia. Họ không chỉ tập hợp lại thành nhómmà còn lập ra các công ty hoạt động theo hợp đồng, bán dịch vụ của mình. Mục tiêu của các hacker hay tác giả của các virus kháđa dạng. Những thông tin cá nhân như tên, nghề nghiệp, số điện thoại, địa chỉ của người dùng có thể bán được giá cao cho các công ty chuyên quảng cáo thông qua spam email và khảo sát thị trường; chúng cũng có thể được sử dụng để lây lan virus và các trang web độc hại.

 Khuyến cáo bảo mật mạng -
Bạn phải biết cách bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng máy tính

Tài khoản chơi game online cũng thường được nhắm đến với giá khá rẻ mạt nhưng dễ kiếm được số lượng lớn. Đặc biệt, tài khoản ngân hàng được xem là một trong những mục tiêu béo bở nhất, chúng có thể sử dụng để thực hiện các vụ mua bán tráiphép hay để rửa tiền. Khai thác các mục tiêu này đã trở thành một ngành kinh doanh lớn, thu lợi nhuận hàng chục triệu đô la mỗi năm.

Đứng đằng sau các phi vụ hack này là sự hậu thuẫn từ những tổ chức tội phạm như mafia, cho đến các tổ chức tình báo của chính phủ các nước. Tình báo mạng đang dần trở thành một chiến trường toàn cầu mới, có sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó nổi trội nhất là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Hoàn toàn có thể phòng ngừa

Để bảo mật mạng, cách hữu hiệu và đơn giản nhất là quản lý mật khẩu tài khoản của bạn. Trong các vụ thâm nhập và chiếm hữu các thông tin bảo mật vừa qua, người ta phát hiện rất nhiều các tài khoản người dùng với mật khẩu vô cùng sơ sài kiểu như 1234 hay qwert. Nguy hiểm hơn, rất nhiều người sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau, dẫn đến việc mất một tài khoản là mất hết các tài khoản còn lại.

Các chuyên viên về bảo mật khuyến cáo, mật khẩu của bạn nên bao gồm chữ thường và chữ in, số và các ký hiệu. Mật khẩu càng bao gồm nhiều ký tự (8 trở lên) sẽ gây khó khăn cho các tin tặc tìm cách đoán mật khẩu bằng phần mềm tra ký tự (Brute-force). Một mẹo cho việc đặt mật khẩu này là tạo ra một cụm từ dễ nhớ cho bạn nhưng không thể đoán được như biệt danh, ngày kỷ niệm (đừng sử dụng ngày sinh hay các ngày có thể bị truy ra), sau đó biến thể cụm từ này bằng cách hoán đổi vị trí ký tự hay thay một số chữ bằng số.

Cụm từ này sẽ là mật khẩu chính của bạn, mỗi khi đăng ký một tài khoản, sử dụng cụm từ này cộng thêm một dãy ký tự riêng cho tài khoản đó để gây khác biệt. Dĩ nhiên việc ghi nhớ mật khẩu rối rắm thường gây khó khăn cho người dùng, khiến nhiều người thích sử dụng các mật khẩu đơn giản. Nhưng ngày nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc này như Keepass hay LastPassword. Bạn nên tận dụng các công cụ này để quản lý nhiều tài khoản một cách an toàn.

Nếu bạn là cư dân mạng lâu năm chắc sẽ không lạ gì với các loại email spam. Các email này thường mang nội dung lừa đảo, nhằm mục đích thu thập thông tin từ người dùng. Vì vậy bạn nên luôn cẩn trọng với các email có nội dung đòi hỏi bạn phải nhập thông tin tài khoản của mình. Song song với loại hình lừa đảo này là các trang web giả mạo, hay còn gọi là website phishing.

Bằng cách tạo nên một trang web tương tự như trang web chính thức, tin tặc có thể lừa người dùng nhập thông tin tài khoản. Thường thì người dùng hay bị dẫn tới các trang web phishing này thông qua email lừa đảo như trên, hay thông qua các biển quảng cáo banner giả mạo. Hoặc chỉ đơn giản là tạo đường dẫn tương tự như trang web chính thức (ví dụ: yaho.com thay vì yahoo.com) với mong muốn ai đó gõ nhầm vào thanh địa chỉ và dẫn tới các trang này. Bạn nênluôn cảnh giác với các loại hình này.

Nên nâng cấp các phần mềm máy tính

Virus hay các phần mềm độc hại cũng góp phần giúp các tin tặc lấy thông tin của bạn. Bạn nên cẩn thận với phần mềm download từ mạng internet hay các file từ các trang web độc hại.

Việc quét thường xuyên bằng các phần mềm diệt virus và malwares là một thói quen nên có. Một điểm quan trọng không kém là việc nâng cấptất cảphần mềm máy tính thường xuyên.

Các lỗ hổng từ các phần mềm mà bạn sử dụng thường bị lợi dụng để cài các phần mềm độc hại hay khai thác thông tin.

Trình duyệt web là một trong những phần mềm hay bị lợi dụng nhất, vì vậy nên nâng cấp định kỳ hằng tháng hay hằng tuần.

Theo Dã Long / Người Lao Động

>> Doanh nghiệp đã quan tâm đến bảo mật mạng
>> Bảo mật mạng Wi-Fi có thể bị bẻ khóa trong 1 phút
>> Juniper Networks nhận giải thưởng nhà cung cấp bảo mật mạng của năm 2007
>> Hacker "mũ xám" đột nhập 79 ngân hàng
>> Một hacker học lớp 11 bị khởi tố
>> Bàn tay sắt gặp hacker lì
>> 30.000 hacker “lên dĩa”
>> Truy tố 4 hacker xâm nhập tài khoản người khác để trộm cắp
>> Truy tố một hacker chiếm đoạt tiền ngân hàng
>> Phá vụ hacker VN tấn công mạng ở Anh
>> Bắt được một “hacker đồng minh” của WikiLeaks
>> Tin tặc và chiến tranh mạng - Bài 5: Hacker tham chiến
>> Hacker của thế kỷ vào tù
>> Trung Quốc đóng cửa "lò" đào tạo hacker
>> PlayStation 3 bị hacker iPhone "bẻ khoá

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.