Giận dữ không được kiểm soát đúng lúc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như cao huyết áp, tăng nhịp tim và thậm chí đột quỵ.
Ảnh: Shutterstock
|
Sau đây là những cách giúp “hạ hỏa” kịp thời:
Hít thở sâu. Khi ai đó làm bạn tức giận, hãy hít thở sâu và giữ trong vài giây. Tốt nhất là hít thở sâu trong 5 phút. Cách này sẽ cung cấp thêm nhiều khí ô xy lên não và bạn sẽ cảm thấy ít bị kích động.
Nghĩ về điểm tốt của người khác. Khi ai đó khiến bạn tức giận, hãy suy nghĩ về những điều tốt đẹp mà người đó từng làm cho bạn và bạn còn nợ họ. Cơn bốc hỏa của bạn sẽ sớm tan.
Nếu bạn không hài lòng với công việc, hãy cố chuyển hướng dòng suy nghĩ của mình, đồng thời nghĩ rằng công việc này quan trọng đối với bạn và gia đình như thế nào. Chỉ cần ra ngoài uống ly nước, ly cà phê, hít thở không khí, bạn sẽ sớm lấy lại bình tĩnh.
Khóc. Nếu khóc giúp cuốn trôi cơn tức giận, bạn hãy làm ngay cho đến khi cơn giận nguôi đi. Điều này sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe, ngược lại giúp bạn cảm thấy dễ chịu.
Viết. Bạn nên viết ra những điều khiến mình tức giận. Bằng cách này, bạn cũng có thể nhận ra những lỗi lầm của mình đằng sau đó. Bạn sẽ cảm thấy hối hận ngay và cơn giận cũng nguôi đi.
Hãy gọi cho người bạn thân kể cho họ nghe những điều khiến bạn tức giận. Cách này sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu và bình tĩnh trở lại.
Dành 10 - 15 phút ra ngoài tản bộ. Không khí ngoài trời sẽ giúp làm vơi đi cơn giận dữ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người không thể kiểm soát cơn giận dữ dễ ngã bệnh và có khả năng miễn dịch yếu. Khoa học cũng chứng minh ở những người dễ tức giận, nguy cơ bị đau tim tăng 10%.
Bình luận (0)