Có 4 nội dung lớn được đề cập trong lần sửa đổi này (1) cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; (2) đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; (3) công khai bản kê khai tài sản, thu nhập; (4) xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm toán. Trong mỗi nội dung này, đều trình nhiều phương án, và cơ quan soạn thảo thì hoàn toàn không đưa ra quan điểm chính thức lựa chọn phương án nào, điều đó cho thấy mức độ “khó” của vấn đề. Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị luật này phải được thông qua theo quy trình 3 kỳ họp, thay vì chỉ 2 kỳ họp như thông thường.
tin liên quan
Sửa luật Phòng chống tham nhũng từ cụ thể chuyển sang 'tù mù'Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết bà không yên tâm khi dự thảo luật Phòng chống tham nhũng còn nhiều nội dung, vấn đề gặp bế tắc, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
Có nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định về trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng trong kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; kiểm tra, xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong dự án luật sẽ làm khó cho việc xác định trách nhiệm của quản lý nhà nước.
Sự thật thì, các cơ quan kiểm tra của Đảng hoạt động theo điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và tuân thủ pháp luật. Các cơ quan Đảng có chức năng, quyền hạn tiến hành kiểm tra tổ chức Đảng, đảng viên theo điều lệ Đảng nên đúng là cũng không cần thiết phải luật hóa chức năng quản lý nhà nước cho cơ quan Đảng.
Nhưng dự thảo quy định này cũng cho thấy một điều rằng, kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức được xác định là vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc phòng, chống tham nhũng. Việc kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức có thành công hay không không nằm ở cơ quan (nào) làm việc đó mà ở cơ chế để thực hiện nó. Ở các nước không có luật Phòng chống tham nhũng, họ có luật Kiểm soát thu nhập.
Mà kiểm soát thu nhập không chỉ đơn giản là việc kê khai, giải trình và xác minh. Nó cần phải được nhìn nhận bao gồm chuỗi sự biến đổi giữa thu nhập với tài sản và các khoản chi tiêu dùng, chi đầu tư. Để đảm bảo rằng, tất cả tiền, tài sản liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn đều bị kiểm soát và có các cơ sở để đối chứng khi xác minh.
Luật Phòng chống tham nhũng cần phải quy định tạo ra sự kết nối giữa các biện pháp góp phần vào kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức hiện nay: về minh bạch tài sản, thu nhập, về nộp thuế thu nhập cá nhân, về thanh toán không dùng tiền mặt và quy định về việc nhận quà tặng và nộp lại quà tặng, vốn đang nằm ở rất nhiều luật, văn bản, thực hiện trong thực tiễn còn nhiều bất cập.
tin liên quan
Nguyên trưởng phòng Phòng chống tham nhũng Thanh tra tỉnh Cà Mau bị bắtNguyên trưởng phòng Phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra tỉnh Cà Mau bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức'.
Bình luận (0)