Kiến thức cho mẹ, nhạy bén cho trẻ

28/08/2012 08:00 GMT+7

Câu chuyện về “tư duy nhạy bén cho trẻ” ngày càng sôi nổi trên các diễn đàn. Sau khi được các chuyên gia “mở lối”, các bà mẹ đã mạnh dạn trình bày, đưa ra cách riêng của mình trong việc giúp con mình trở nên nhạy bén hơn. “Mỗi người một cách, phong phú và thực tiễn” là nhận định của các chuyên gia về những chia sẻ ấy.

Chị Thu Nga (Đà Nẵng): “Trao cho con quyền tự chủ ngay từ bé”

Trẻ em được sinh ra vốn có sẵn bản tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá. Cho nên, ở giai đoạn mầm non, bạn có thể khuyến khích sự phát triển của con bằng cách bày xung quanh bé thật nhiều đồ chơi, vật dụng màu sắc ngoài tầm với để thu hút bé. Bé sẽ năng vận động và hoạt bát hơn. Khi bé mới biết đi hoặc chuẩn bị đến trường, hãy cho bé được tự quyết và tự chủ trong những vấn đề hàng ngày. Tôi đã tập cho bé Ly nhà tôi tự mặc quần áo, rửa tay, đánh răng, uống sữa, dọn phòng, gấp quần áo… ngay từ nhỏ.

Do đó, bé đã có được ý thức và khả năng tự giải quyết những rắc rối, khó khăn khác khi không có mẹ bên cạnh.

Chị Hoa Lan (giáo viên, Q.5) : “Đảm bảo dinh dưỡng mà không nhọc công”

Để bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường hoạt động của não, tăng khả năng tư duy, tôi cho con ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng không ép cháu ăn một cách nhồi nhét. Dựa trên các món cháu thích, tôi chế biến theo cách của mình sao cho vừa khẩu vị mà vẫn đảm bảo các dưỡng chất như Omega 3 và 6.

Ngoài ra, tôi cũng cho cháu uống thêm sữa mỗi ngày. Tôi vẫn thường cho cháu mang sữa nước Cô Gái Hà Lan School Smart đến trường để bổ sung dưỡng chất cho bé trong những giờ học khá căng thẳng.

 Kiến thức cho mẹ, nhạy bén cho trẻ
Bổ sung thêm Omega 3 & 6 để bé có đầy đủ dưỡng chất phát triển trí não

Chị Thanh Thủy (Nhân viên tư vấn, Q. Bình Thạnh): “Xem trẻ là người lớn”

Tôi không bao giờ tạo tiền lệ làm bài tập thay cho con, không khuyến khích con sao chép bài mẫu. Tôi luôn động viên con đưa ra ý kiến của mình và không áp đặt, bắt con làm theo ý người lớn. Khi con phạm lỗi, tôi ngồi lại cùng con thảo luận để bé nhận ra cái sai của mình. Khi con gặp những vấn đề không nghiêm trọng như té ngã, làm đổ nước... tôi không giúp ngay mà để con tự giải quyết hoặc hướng dẫn  cách thu dọn, đưa ra bài học để không xảy ra việc đó nữa.

 

Mỗi ngày, bạn hãy đặt một hộp sữa Cô Gái Hà Lan School Smart vào cặp khi con đến trường. Đó vừa là cách thể hiện sự quan tâm và tình yêu của mẹ dành cho con, vừa là cách đơn giản giúp bổ sung các dưỡng chất.

Đặc biệt, sữa được bổ sung Omega 3 và 6, dưỡng chất giúp trẻ phát triển tư duy nhạy bén.

Trên đây là những ý kiến điển hình mà các phụ huynh có thể áp dụng trong việc chăm sóc con mình. Ngoài ra, tiến sĩ Kim Dung, Viện phó Viện NCGD cũng “tặng” thêm cho chúng ta nhiều mách nhỏ thú vị để giúp bé tăng cường khả năng nhạy bén:

- Đưa ra thử thách: Khuyến khích trẻ thực hành tư duy sáng tạo và logic bằng cách đặt ra các câu hỏi mở. Chẳng hạn như “Có bao nhiêu cách để giải quyết các vấn đề này?”, “Làm thế nào để xây được các loại nhà khác nhau từ các thanh gỗ có nhiều kích cỡ này?”

- Lắng nghe: Đặt các câu hỏi về sự vật và đứng gợi ý cho trẻ là một cách khác để giúp trẻ thể hiện tư duy phê phán. Khi một đứa trẻ băn khoăn: “Tại sao khi đứng ngoài trời thì con có một cái bóng trên mặt đất mà vào nhà thì không có?” hoặc “Tại sao con không thấy có gió nữa?”. Bạn đừng trả lời ngay mà hãy khuyến khích trẻ thể hiệu suy nghĩ của mình.

- Cho trẻ nhiều thời gian trong ngày để trẻ chọn các hoạt động mà chúng quan tâm ở các cấp độ khác nhau: Các tình huống chơi tự do sẽ tạo vô vàn các cơ hội cho trẻ để xác định và giải quyết vấn đề.

- Củng cố các giải pháp của trẻ: Cho trẻ biết rằng bạn đánh giá cao các ý tưởng và nỗ lực của trẻ.

- Mở rộng và phát triển các kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề: Đặt ra các câu hỏi mở về các hoạt động nhằm giúp trẻ xem xét các vấn đề mà trẻ đang cố gắng giải quyết theo cách mới. 

- Lùi ra sau và xem trẻ tự giải quyết vấn đề. Đôi lúc, nhảy vào và giải quyết vấn đề dùm trẻ hay chỉ chúng cách “đúng” nhất có thể làm triệt tiêu tư duy sáng tạo và kỹ năng tự giải quyết vấn đề của trẻ.  Điều đó cũng làm cho trẻ ỷ lại, dựa dẫm và không còn muốn cố gắng khi tất cả mọi thứ đã có người lớn giải quyết giùm. Thay vì làm thế, bạn nên lùi lại, quan sát và để trẻ phát huy hết tiềm năng của mình. Có thể cách giải quyết vấn đề của trẻ không phải lúc nào cũng là sáng tạo, mà có thể là một điều làm bạn ‘ngứa’ mắt, khác thường. Bạn cần tập cách chấp nhận điều đó để trẻ được tự do phát triển tư duy của chúng.

- Tập trung vào quá trình mà trẻ đang tham gia. Hãy kiên nhẫn và khuyến khích trẻ thử các cách mới và nhìn vấn đề ở góc độ khác.

- Tạo ra một môi trường làm cho trẻ cảm thấy rằng chúng được tự do thể hiện ý tưởng của mình mà không phải sợ là mình sai hoặc sẽ bị trừng phạt nghiêm trọng. Hãy làm cho môi trường của bạn đang giống như một “phòng thí nghiệm”, nơi trẻ biết rằng có thể thử nghiệm và thực tập việc giải quyết vấn đề mỗi ngày.

- Cho trẻ các cơ hội được có thời gian cho các hoạt động mở. Hãy tạo ra các cơ hội cho trẻ được đưa ra sáng kiến và giải quyết các vấn đề của chúng và cho chúng đủ thời gian để kiểm nghiệm các ý tưởng và các giải pháp khác nhau. (Trần Nguyên)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> Tư duy chật hẹp
>> Tư duy “lồng sắt”
>> ĐH Kinh tế TP.HCM thực hiện bản đồ tư duy lớn nhất thế giới
>> Tranh bản đồ tư duy lập kỷ lục
>> Ghép bản đồ tư duy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.