Cụ thể, Ấn Độ sẽ đẩy Anh ra khỏi top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong năm nay, vượt Đức vào năm 2022 để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Quốc gia Nam Á tăng trưởng 9,9% nếu xét theo mức tăng GDP danh nghĩa, theo Russia Today.
Song IMF cũng cảnh báo về nhiều thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt trong hành trình vượt qua các nền kinh tế lớn. Các vấn đề mà nước này phải giải quyết bao gồm đợt cải cách rộng rãi hệ thống thuế, tăng năng suất lao động, cơ hội tuyển dụng, khuyến khích đầu tư doanh nghiệp và vượt qua sự thiếu hụt đáng kể trong cơ sở hạ tầng.
Báo cáo của IMF cho hay kinh tế Ấn Độ vẫn đang hồi phục sau quyết định đổi tiền của chính phủ, động thái vốn rút khỏi lưu thông hai mệnh giá giấy bạc lớn nhất và gây ra cuộc khủng hoảng tiền mặt trong nước.
Các chuyên gia kinh tế đang lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng và tình hình tài chính công Ấn Độ. Các hãng xếp hạng tín dụng toàn cầu đánh giá các công cụ nợ của Ấn chỉ một bậc trên mốc “rác”. Số liệu cho thấy nợ xấu, nợ cơ cấu lại và nợ của các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ tăng lên khoảng 16,6% tổng số các khoản vay.
Năng suất lao động của Ấn Độ cũng đang suy yếu, làm hạn chế tăng trưởng và cơ hội việc làm. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, sản lượng kinh tế trên mỗi người lao động của Ấn Độ được dự báo ở mức 3.962 USD trong năm nay, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức 83.385 USD của lao động Đức.
Dù vậy, Giám đốc IMF Christine Lagarde vẫn gọi kinh tế Ấn Độ là một “điểm sáng”. Giới chuyên gia cho hay dân số trẻ đang tăng trưởng nhanh ở Ấn Độ hiện thúc đẩy các hoạt động kinh tế, giúp nước này vượt qua các nước phát triển.
tin liên quan
Ấn Độ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giớiMặc cho khủng hoảng tiền mặt xảy ra cuối năm 2016, Ấn Độ tiếp tục giữ vững danh hiệu nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, theo Business World.
Bình luận (0)