Sau khi vượt qua một thung lũng ở miền nam Trung Quốc, cây cầu Chishi cao như những tòa nhà chọc trời, với bốn cầu tàu vững chắc, hệ thống cáp treo kiên cố và trên mặt cầu là bốn làn đường cao tốc rộng lớn dần hiện ra. Đây là một trong hàng trăm cây cầu cao lớn được xây dựng trên khắp Đại lục trong những năm gần đây. Ở một đất nước đã tạo ra Vạn Lý Trường Thành, thì những kỳ công về cơ sở hạ tầng như thế từ lâu đã luôn là một niềm tự hào, vì ít nhất theo lý thuyết, các công trình này có thể mở đường cho kinh tế phát triển, đồng thời cũng nhằm cho thế giới thấy rằng Trung Quốc có thể xây được những cây cầu cao nhất, đường cao tốc dài nhất và một loạt siêu kỷ lục khác.
Tuy nhiên, tình trạng nợ nần từ các khoản vay do chính phủ hỗ trợ và nạn tham nhũng từ các dự án này cũng nhiều ngang bằng với tốc độ mà chúng mọc lên, trong khi lợi ích giao thông thực sự được tạo ra vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Theo The New York Times, cây cầu Chishi ở tỉnh Hồ Nam, với chi phí xây dựng 300 triệu USD, hiện giờ vẫn đang bị chôn vùi trong nợ nần là một ví dụ minh họa cho tình trạng trên.
tin liên quan
Giới trẻ Trung Quốc nợ ngập đầu vì tín dụng dễ dàngĐể vay 200.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 29.000 USD, tậu chiếc sedan Mercedes đắt tiền, vợ chồng bà Wu Qi chỉ mất có vài phút ở ngân hàng.
Được biết, trên thực tế không chỉ ở những khu vực giàu có, có nhiều doanh nghiệp hoạt động, giao thông đi lại dày đặc và người dân sinh sống đông đúc mới xuất hiện những dự án xây dựng lớn, mà ngay cả những vùng xa xôi thì những công trình cầu đường cũng vẫn luôn có cách để lấp đầy.
“Số lượng xây dựng các cây cầu cao ở Trung Quốc thật điên rồ”, Eric Sakowski, nhà nghiên cứu người Mỹ về các cây cầu cao nhất thế giới, nhận xét. Theo số liệu của ông Sakoski, trong số 100 chiếc cầu cao nhất thế giới, thì đã có tới 81 chiếc ở Trung Quốc, trong đó có một chiếc hiện chưa hoàn thành. Riêng trong năm 2016, Đại lục đã bổ sung 26.100 cây cầu trên khắp các đường phố trong nước. Theo Trung tâm Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, nước này cũng dành nhiều ưu tiên hơn trong phát triển kinh tế cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng so với phương Tây, khoảng 9% so với 2,5% ở Mỹ và Tây Âu.
Chính phủ Bắc Kinh ước tính rằng, họ đã mất 47 tỉ USD vào năm 2015, gấp đôi mức lỗ năm 2014, cho các công trình đường cao tốc trên khắp cả nước. Ở các khu vực nội địa kém phát triển hơn, người dân không có nhiều nhu cầu sử dụng hay khai thác các công trình được xây dựng, lệ phí cầu đường không theo kịp với các khoản chi phí gia tăng, cũng như góp phần trả bớt nợ nần. “Doanh thu không thể bù đắp cho các khoản phí quản lý, và chúng tôi cũng không có khả năng để trả cả lãi và vốn vay xây dựng”, Văn phòng giao thông tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, cho hay.
tin liên quan
Trung Quốc thừa nhận khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tếThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa cho hay vì các rủi ro bên trong và ngoài nước, việc kinh tế Đại lục đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là không dễ dàng.
Bình luận (0)