Theo đó, đối với đất ở, Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM đề xuất diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) được quy định tùy theo khu vực.
Khu vực 1 gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 36m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 3m.
Khu vực 2 gồm các quận: 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 50m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 4m.
Khu vực 3 gồm các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Cần Giờ: thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa tối thiểu 80m2 và bề ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m.
Đối với đất nông nghiệp, Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, cho biết Sở đề xuất những nội dung trên để TP tính toán, quyết định điều chỉnh Quyết định 33 trước đây của UBND TP nhằm đáp ứng nhu cầu về tách thửa của người dân, cũng như góp phần giải quyết có hiệu quả những thách thức đang đặt ra về công tác quản lý đô thị.
“Do quyết định mới thay thế Quyết định 33 chưa chính thức ban hành nên Quyết định 33 vẫn còn hiệu lực. Cá nhân, tổ chức nào làm sai so với Quyết định 33 vẫn phải bị xử lý theo quy định”, ông Thắng nói.
tin liên quan
'Cò đất' trục lợi tách thửa sẽ bị xử lý hình sựChính sách cho tách thửa đất ở TP.HCM trên thực tế xảy ra tình trạng biến tướng. Để ngăn chặn triệt để, UBND TP.HCM yêu cầu xử lý hình sự 'có đất' trục lợi từ chính sách này.
Bình luận (0)