Theo hãng thông tấn Sputnik, hành lang được đề xuất, hay còn được biết đến với tên gọi là "Hành lang bắc - nam", sẽ trải dài từ Ấn Độ đến Nga, thông qua Iran và khu vực Trung Á, nối liền Vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương với biển Caspian. Theo đó, Iran sẽ trở thành điểm nối quan trọng và là đối tác chính trong dự án này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Iran Pir Mohammad Mollazehi đã nói về những lợi ích tiềm năng của dự án đầy hứa hẹn giữa Ấn Độ, Iran và Nga này. “Điều làm cho Hành lang bắc - nam trở nên quan trọng như vậy là nó sẽ giảm tới 30% chi phí vận chuyển cũng như thời gian đi lại. Iran, Nga và Ấn Độ đang thảo luận về việc sử dụng cảng Chabahar hoặc cảng Bender Abbar để đưa hàng đến các cảng khác của Iran trên biển Caspian”, ông Pir Mohammad Mollazehi cho biết.
Ông Mollazehi cũng nói thêm rằng Ấn Độ đang tìm kiếm cách để phân phối hàng hóa bằng đường sắt hoặc đường bộ đến Nga và châu Âu. “New Delhi có thể sẽ xây dựng một tuyến đường sắt giữa Chabahar và Bender Abbas nhằm vận chuyển hàng hóa đến Khorasan ở đông bắc Iran, sau đó chuyển tiếp đến Trung Á. Chúng tôi hi vọng Ấn Độ sẽ hành động tích cực hơn trong dự án này, đồng thời đầu tư nhiều hơn cho sự phát triển của cảng Chabahar, một cửa ngõ quan trọng đến Afghanistan và Trung Á. Mặt khác, Ấn Độ đang cần một hành lang vận tải tới Nga, châu Âu và Nga cũng có thể phân phối hàng hóa của mình thông qua Hành lang bắc - nam nhanh hơn và rẻ hơn”, ông Pir Mohammad Mollazehi lưu ý.
Theo các chuyên gia “Con đường tơ lụa" mới của Ấn Độ là lời đáp trả dứt khoát cuối cùng dành cho Bắc Kinh khi họ đã nhiều lần ngỏ ý mời New Delhi tham gia vào dự án “Một vành đai - một con đường”, sáng kiến mà Trung Quốc đưa ra vào năm 2013 nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường quan hệ giữa các quốc gia Á - Âu.
tin liên quan
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn đe dọa 'Con đường tơ lụa mới'Cuộc đối đầu ngay dưới chân dãy Himalaya không chỉ gây
căng thẳng chính trị cho hai 'gã khổng lồ' châu Á, mà còn đe dọa kế
hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu của Bắc Kinh.
Bình luận (0)