Sau khi ông Emmanuel Macron chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, nền kinh tế chung châu Âu đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Kết quả này cũng làm tăng thêm niềm tin và động lực cho các nhà kinh doanh, đồng thời còn gửi đi một thông điệp rằng, cuối cùng thì giờ đây lục địa này đã có thể bỏ đi những bóng đen u ám, tồi tệ lại phía sau. Không những thế, các cuộc điều tra của khu vực tư nhân cho thấy khu vực đồng euro đang phát triển với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011, thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ lớn đã đe dọa đưa Hy Lạp và các nền kinh tế ngoại vi rơi ra khỏi khu vực.
Tuy nhiên, mặc cho có những tín hiệu đáng mừng, ECB vẫn cảnh báo rằng sẽ còn nhiều nguyên nhân để nhà lãnh đạo các nước trong Liên minh châu Âu (EU) phải thận trọng. Cụ thể phải kể ra, một là sự bùng nổ tăng trưởng dự kiến của Mỹ để bình thường hóa lãi suất có thể sẽ không thành công. Hai là thị trường trái phiếu toàn cầu có khả năng biến động, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính. Trong khi đó, các chính phủ thuộc khu vực đồng euro vẫn chưa có đủ khả năng kiểm soát nợ, đặc biệt khi các hộ gia đình trong nước vẫn đang còn phải đi vay nợ. Và điều này có nghĩa là khu vực công cũng như tư nhân có thể dễ bị tổn thương nếu tăng trưởng chững lại vì bất kỳ lý do nào.
tin liên quan
Lạm phát ở eurozone chạm mục tiêu của ECBLạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) vừa lần đầu tiên kể từ năm 2013 đạt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đặt ra.
“Sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và châu Âu đã thúc đẩy tâm lý thị trường toàn cầu trong giai đoạn đầu của cuộc đánh giá. Nhưng hầu hết các biện pháp giảm căng thẳng ở khu vực vẫn ở mức thấp trong sáu tháng qua”, ECB cho biết trong cuộc rà soát về ổn định tài chính.
Song những diễn biến gần đây ở Mỹ đã gây ra một số nghi ngờ đồng thời cho thấy sự lơ là đáng kể ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, và khiến ECB phải kêu gọi các chính phủ trong khu vực nên gia hạn cam kết kiểm soát tài chính cũng như cải cách nền kinh tế nếu muốn tránh khỏi một sự hỗn loạn về tài chính. “Nhìn chung, rủi ro đối với sự ổn định tài chính vẫn còn rất lớn, chủ yếu là do khả năng định giá lại nhanh chóng trên thị trường thu nhập cố định toàn cầu. Ở một số nước, nơi mà các thị trường đang nhìn nhận rằng tình hình chính trị có thể hỗ trợ trong việc theo đuổi các mục tiêu cải cách, cơ cấu tài chính thì cần nên có thêm tiền mặt để đối phó với những nguy cơ cao trong trái phiếu chính phủ”, báo cáo của ECB cho hay.
Theo The Telegraph, sự gia tăng lãi suất toàn cầu sẽ gây sức ép lên chính phủ đang có nhiều nợ nần nhất. Trong đó Ý và Bồ Đào Nha là những nước có lãi suất có thể vượt quá tăng trưởng GDP, đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ nần sẽ tiếp tục tăng.
“Ở một số nước trong khu vực, triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng tiếp tục bị chững lại bởi các khoản nợ xấu. Các thách thức về cơ cấu cũng ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận dài hạn của các ngân hàng, bao gồm cả mức dư thừa trong thị trường ngân hàng nhất định, hạn chế mức độ đa dạng hóa thu nhập và cả sự không hiệu quả về chi phí trong một số lĩnh vực ngân hàng”, ECB cho biết, đồng thời nhấn mạnh “cơ sở nguyên tắc tài chính của các chính phủ trong khu vực vẫn còn yếu”.
tin liên quan
Đồng euro vượt qua bài kiểm tra chính trị lớn nhất năm 2017Nhờ ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp, đồng tiền chung của 19 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lúc này được an toàn.
Bình luận (0)