Trung Quốc sụt giảm mạnh. Châu Âu gặp nhiều vấn đề dai dẳng. Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Đây là ba trong số nhiều vấn đề mà kinh tế toàn cầu hiện đối mặt.
Song trên bình diện lớn hơn, thì nền kinh tế thế giới hiện vẫn ít biến động hơn so với bất cứ thời điểm nào khác trong thời hiện đại. Đây là kết luận của nghiên cứu được dẫn dắt bởi giám đốc kinh tế toàn cầu David Hensley thuộc ngân hàng JPMorgan Chase ở New York, Mỹ.
Nghiên cứu của ông Hensley đo độ lệch chuẩn của tăng trưởng GDP hằng quý, hằng năm tại các thị trường đang phát triển và phát triển chính, cùng với một số khu vực được chọn lựa. Các mẫu so sánh điểm giữa của chu kỳ kinh doanh dẫn đến cuộc Đại suy thoái và chu kỳ tiếp theo là năm 2013 - 2016.
Kết quả cho thấy trong khi một số nền kinh tế lớn như Mỹ và Nhật Bản hiện dễ biến động hơn so với thời kỳ rất ổn định, các nước còn lại ít dễ biến động hơn. Ảnh hưởng dây chuyền là mô hình tăng trưởng kinh tế thế giới ít gập ghềnh nhất kể từ năm 1970.
Ông Hensley cho hay thực tế là các thị trường mới nổi và phát triển hiện theo sát chân nhau hơn so với trong quá khứ. Điều này giúp hủy một số tín hiệu đến từ các nền kinh tế độc lập.
Ngân hàng trung ương cũng là một yếu tố làm ổn định kinh tế thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đều đang điều chỉnh chính sách để phản ứng trước các rủi ro đến từ nước ngoài. Từ chỗ chỉ chú tâm vào tình hình lạm phát trong nước, giờ đây họ là những nhà quản lý rủi ro toàn cầu.
tin liên quan
Brexit có thể khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm nhất từ 2009Việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay Brexit, đang đè nặng lên kinh tế thế giới, có thể đẩy tăng trưởng xuống dưới 3% lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Bình luận (0)