Bài viết Lại xin tăng giá trên Thanh Niên ngày 16.12 nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ bạn đọc.
Đâu phải vậy
Cơ chế thị trường là cạnh tranh lành mạnh, từ đó, người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá rẻ, chất lượng tốt. Nhưng ở VN cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nhà nước là liên tục xin tăng giá, trong khi đó chất lượng lại rất tệ. Sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp này đã tạo thế độc quyền để họ vô tư móc túi người dân và dân phải chịu vì không có sự lựa chọn nào khác. Kinh tế thị trường thực chất đâu phải vậy.
Nguyễn Vũ Nam
(namcantho@yahoo.com.vn)
Đã là quy luật
Cứ theo đà này thì sau Tết Nguyên đán, giá sẽ tăng. Mà hình như điều đó đã trở thành quy luật. Đó là minh chứng của nền kinh tế nước ta còn rất ì ạch, cơ chế quản lý còn nhiều yếu kém. Nếu không truy vấn, làm rõ tới cùng những thắc mắc của người dân, của cơ quan báo chí về việc tính giá thành viễn thông, điện, xăng... mà đã vội vã đồng ý cho tăng giá là việc tiếp tay cho lợi ích nhóm, bỏ quên lợi ích của người dân.
Trần Minh Đăng
(tranminhdangvn@gmail.com)
Thanh Đông |
BAN CTBĐ
(tổng hợp)
>> Không tăng giá hàng bình ổn trong 2 tháng tết
>> Lại xin tăng giá
>> TP.HCM đồng ý tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế
>> Yêu cầu không tăng giá xăng, dầu
>> Không tăng giá xăng dầu
>> Vàng, USD cùng tăng giá
>> Tăng giá và lãi khủng
>> Tăng giá điện cần minh bạch
>> Cục Quản lý cạnh tranh điều tra việc tăng giá cước 3G
>> TP.HCM xem xét tăng giá 1.821 dịch vụ khám chữa bệnh
>> Chính phủ yêu cầu kiểm tra vụ "Đồng loạt tăng giá 3G
Bình luận (0)