Kinh tế Việt Nam: Điểm sáng giữa các thị trường mới nổi

19/01/2016 13:58 GMT+7

Trong khi nhiều nền kinh tế như Nga, Brazil và Trung Quốc chững lại, Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt, trở thành điểm sáng giữa các nền kinh tế mới nổi.

Trong khi nhiều nền kinh tế như Nga, Brazil và Trung Quốc chững lại, Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt, trở thành điểm sáng giữa các nền kinh tế mới nổi. Đây là nhận định của hãng tin Bloomberg.

Ảnh: BloombergẢnh: Bloomberg
Doanh nhân Le Thi Hang, 32 tuổi, đang rục rịch mở thêm hai cửa hàng tiện lợi nữa ở Hà Nội vì doanh số bán hàng khả quan ở cửa hàng đã hoạt động được một năm nay của bà.
“Tôi không muốn bỏ qua cơ hội này”, bà Hằng nói. Bà dự kiến doanh thu sẽ tăng gấp đôi trong năm nay với thêm hai cửa hàng nữa ra đời. Doanh số các mặt hàng thực phẩm như mì ăn liền, nước mắm, đường, bánh mì và sữa đang tăng lên.
Trong khi nhiều nền kinh tế mới nổi trên thế giới, trong đó có Nga, Brazil và Trung Quốc chững lại, tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ ổn định ở mức gần 7% trong năm nay sẽ biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Theo Bloomberg, nhu cầu trong nước và nước ngoài đang bùng nổ giúp quốc gia Đông Nam Á đối mặt với các mối đe dọa từ diễn biến kinh tế thế giới, chẳng hạn như làn sóng bán tháo cổ phiếu và phá giá tiền tệ trong năm nay.
Dự thảo kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn năm 2016 đến 2020 cho thấy Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 7% mỗi năm. “Giữa lúc môi trường kinh tế toàn cầu lắng dịu, nhu cầu trong nước là yếu tố thống trị. Người Việt Nam đang trở nên lạc quan hơn về tương lai. Xét cả hai bình diện khu vực và thế giới, kinh tế Việt Nam đều là điểm sáng”, nhà kinh tế về các thị trường mới nổi châu Á Trinh Nguyen thuộc hãng Natixis cho hay.
Việt Nam là một trong các nước được dự báo có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất năm 2016 - Ảnh: Bloomberg
“Việt Nam có khả năng vươn tới một năm xuất sắc nữa trong năm nay 2016”, giới phân tích tại Australia & New Zealand Banking Group cho hay trong một báo cáo công bố tháng này. Các nỗ lực gần đây của ngân hàng nhà nước nhằm linh hoạt hóa tỷ giá hối đoái cũng tăng cường sự ổn định, làm dịu áp lực kinh tế vĩ mô đặt lên dự trữ của Việt Nam.
Tiêu dùng cá nhân của Việt Nam tăng 9,3% trong năm qua, theo số liệu do chính phủ công bố. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân tăng 17,4% đến mức cao kỷ lục 14,5 tỉ USD.
Cô Eugenia Victorino, trưởng nhóm các nhà kinh tế thuộc Australia & New Zealand Banking Group nhận định: “Trong năm 2016 và 2017, chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những câu chuyện về tăng trưởng nhanh nhất. Yếu tố có thể làm hỏng câu chuyện tăng trưởng có thể là việc thâm hụt thương mại tăng lên do sự gia tăng nhập khẩu các loại sản phẩm liên quan đến tiêu dùng như ô tô”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.