Đà Nẵng năm thứ 6 dẫn đầu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

31/03/2016 10:54 GMT+7

Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 đã ghi nhận Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng với số điểm 68,34 và lần thứ 6 dẫn đầu cả nước.

Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 đã ghi nhận Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng với số điểm 68,34 và lần thứ 6 dẫn đầu cả nước.

Đà Nẵng tiếp tục được vinh danh lần thứ 6 là thành phố dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh - Ảnh: T.NĐà Nẵng tiếp tục được vinh danh lần thứ 6 là thành phố dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh - Ảnh: T.N
Báo cáo PCI do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng nay 31.3 cho biết, kết quả điều tra được thực hiện trên cơ sở khảo sát 10 chỉ số, với thông tin phản hồi từ 11.700 doanh nghiệp, trong đó có 10.200 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh thành và gần 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 14 tỉnh, thành trên cả nước.
Bảng xếp hạng PCI năm 2015 ghi nhận xếp thứ hai là Đồng Tháp (66,39 điểm) và Quảng Ninh (65,75 điểm), những tỉnh có nhiều sáng kiến cải cách hành chính và đổi mới chất lượng điều hành. Hai địa phương tiếp theo nằm trong nhóm có chất lượng điều hành rất tốt lần lượt là Vĩnh Phúc (62,56 điểm) và Lào Cai (62,32 điểm), đây cũng là những tỉnh từng đạt thành tích cao trong PCI những năm trước.
Nhóm 10 tỉnh thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2015 còn có TP.HCM, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An và Thanh Hóa khi nhận được nhiều đánh giá tích cực của các doanh nghiệp dân doanh.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Hà Nội tăng nhẹ từ vị trí thứ 26 năm 2014 lên vị trí thứ 24, tuy nhiên đang có nhiều dấu hiệu tích cực trong điều hành của lãnh đạo Thủ đô. Hà Nội cũng đứng thấp nhất cả nước về chỉ số gia nhập thị trường và tiếp cận đất đai. Đứng cuối trong danh sách là Đăk Nông với 48,96 điểm, Lai Châu (52,77 điểm) và Hà Giang (50,45 điểm) cũng là 2 cái tên trong top cuối danh sách PCI 2015.
Điều tra PCI 2015 ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng nhẹ (10,9%), quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp tăng cao, trung bình là 16,5 tỉ đồng, gấp đôi so với quy mô năm 2006.
Bên cạnh đó, cảm nhận của 1.584 doanh nghiệp FDI cho thấy Việt Nam tiếp tục được đánh giá tích cực so với các quốc gia cạnh tranh về sự ổn định của chính sách, mức độ rủi ro bị thu hồi tài sản thấp… Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém hấp dẫn về chi phí không chính thức, gánh nặng quy định, chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ công… Các nhà đầu tư FDI cũng lo ngại trước những rủi ro về kinh tế vĩ mô và những thay đổi trong quy định pháp luật và thuế khiến lợi nhuận của họ giảm sút.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, điều mà các doanh nghiệp không hài lòng là chi phí không chính thức còn phổ biến và môi trường cạnh tranh vẫn chưa bình đẳng.
Chỉ số PCI được tính trên 10 chỉ số thành phần là gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.