Nhà nước phải để doanh nghiệp đứng lên vai

27/03/2016 05:22 GMT+7

Sáng 26.3, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp T.Ư, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức hội thảo 'Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp'.

Sáng 26.3, Ban Kinh tế T.Ư phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp T.Ư, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức hội thảo 'Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển doanh nghiệp'.

DN nhỏ và vừa cần được hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh: Diệp Đức MinhDN nhỏ và vừa cần được hỗ trợ để nâng cao sức cạnh tranh - Ảnh: Diệp Đức Minh
Quan hệ thân tín dẫn tới kém phát triển
Tham dự hội thảo, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng có thể cần 20 năm nữa thu nhập bình quân đầu người VN mới bằng mức thu nhập bình quân của thế giới. Đồng thời, ông Đoàn cảnh báo tình trạng thương mại hóa quan hệ với nhà nước để có một số ưu đãi ngầm.
Điều này, theo ông Đoàn, sẽ khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ thân tín với cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực của doanh nghiệp (DN). Trên thực tế, nó sẽ làm DN tư nhân rất khó phát triển, ngay cả khi đang hoạt động hiệu quả.
Kể lại hồi ký của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, “nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là VN mới xứng đáng”, TS Nguyễn Quốc Toản, Phó chánh văn phòng Ban Kinh tế T.Ư cho rằng cũng như Singapore, tại Hàn Quốc, Chính phủ dành ưu tiên đặc biệt, đầu tư khoảng 4 tỉ USD để hỗ trợ DN khởi nghiệp, các DN kinh doanh mạo hiểm. Ông Toản đề nghị VN cần quan tâm, đầu tư hơn cho khởi nghiệp, tạo các quỹ đầu tư thiên thần hỗ trợ DN khởi nghiệp triển vọng.
Doanh nghiệp không thể tự lớn được
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, VN đang đứng trước giai đoạn mang tính quyết định của nền kinh tế khi tham gia một loạt các hiệp định thương mại tự do. “5 - 7 năm tới sẽ trả lời vấn đề dân tộc VN có vượt lên, chiến thắng được trong cạnh tranh không khi đứng trước cơ hội có một không hai này. Nếu tận dụng được, chúng ta sẽ bứt phá, nhưng tất cả phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh”, ông Lộc nói.
Chủ tịch VCCI kiến nghị, sứ mệnh của mọi chính phủ các quốc gia là một mặt xây dựng môi trường thể chế bình đẳng, thuận lợi và mặt khác phải hỗ trợ DN vừa và nhỏ. Trước nay, theo ông Lộc, chính sách có hỗ trợ nhưng không đồng bộ và chỉ khi nào khó khăn mới đưa ra cơ chế. Do đó, lãnh đạo VCCI kiến nghị nhà nước cần hỗ trợ DN có năng lực, có tiềm năng cạnh tranh nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Nếu chỉ giúp đỡ DN ốm yếu thì sẽ không bao giờ nâng lên được mà chỉ dẫn đến đổ vỡ.
“DN không tự lớn lên được mà nhà nước cần giúp đỡ họ, để họ vượt lên trở thành trung tâm kết nối của nền kinh tế VN với thế giới. Từ đó mới hy vọng chúng ta có DN tư nhân dân tộc mạnh, là đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia. Muốn vậy, nhà nước hãy để DN đứng trên vai để phát triển”, ông Lộc đề nghị.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại VN, cho rằng chất lượng thể chế đóng vai trò cạnh tranh, mấu chốt trong xã hội. Trong đó, thái độ của Chính phủ đối với thị trường tự do, quản lý điều tiết quá mức, thiếu sự minh bạch, sự phụ thuộc chính trị vào hệ thống tư pháp sẽ ảnh hưởng tới chi phí rất lớn.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, theo bà Victoria Kwakwa, cần kết nối các thị trường, cải thiện cơ sở hạ tầng đồng thời giúp giảm nghèo, bình đẳng… và cả giáo dục, bởi nền kinh tế đòi hỏi nuôi dưỡng những người có trình độ, mức độ đào tạo cán bộ, nhất là hướng nghiệp dạy nghề là điểm rất quan trọng để nâng cao tay nghề, tạo ra thị trường mong muốn. Để làm được các việc trên, đòi hỏi mức can thiệp của Chính phủ, tạo sự hoạt động của DN. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng.
“VN cần có thị trường tài chính mạnh mẽ hơn nữa, cần có nguồn vốn. Để thực hiện chức năng này, ngân hàng cần có sự minh bạch để bảo vệ các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm cơ chế, cải thiện cơ sở tài chính, nâng cao năng suất bằng đổi mới công nghệ”, Giám đốc WB tại VN đề xuất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.