"Doanh thu tăng trưởng và đà hồi phục của bóng đá toàn cầu đã trở lại bình thường như trước đại dịch. Sự trỗi dậy của bóng đá Ả Rập Xê Út. Các giải của FIFA như Club World Cup tăng số lượng lên 32 đội từ năm 2025, kỳ World Cup 2026 với 48 đội. Tiền bản quyền truyền hình các giải đấu cũng tăng lên. Đó là một loạt lý do góp phần làm chi tiêu chuyển nhượng tăng chóng mặt. Các CLB không chỉ ở châu Âu, mà nhiều nơi trên thế giới đã mạnh tay đầu tư để tăng chất lượng giải đấu của mình lên", tờ Marca (Tây Ban Nha) đánh giá.
Báo cáo của FIFA cho biết: "Lần đầu tiên các CLB từ Liên đoàn Bóng đá châu Á - chủ yếu ở Ả Rập Xê Út, tạo ra đến 14% tổng giá trị của thị trường chuyển nhượng. Đây cũng là lần đầu tiên một liên đoàn bóng đá không phải châu Âu, có chi tiêu mua sắm cầu thủ vượt quá 10% trong tổng chi phí của một kỳ chuyển nhượng. Các giải VĐQG bóng đá nữ thế giới cũng tăng trưởng chuyển nhượng nhờ tác động tích cực của World Cup 2023. Chi tiêu chuyển nhượng của bóng đá nữ đã tăng vọt chưa từng có trong mùa hè năm nay, đạt con số lịch sử là 3 triệu USD".
Cơ sở nào khiến bóng đá Ả Rập Xê Út đặt tham vọng vươn đẳng cấp thế giới?
Giải Ngoại hạng Anh đứng đầu danh sách chi tiêu chuyển nhượng với 1,98 tỉ USD. Giải Saudi Pro League của Ả Rập Xê Út vươn lên vị trí thứ 2 với 875,4 triệu USD. Tiếp theo là giải Ligue 1 (Pháp) 859,7 triệu USD, Bundesliga (Đức) 762,4 triệu USD, Serie A (Ý) 711 triệu USD và La Liga (Tây Ban Nha) chi tiêu 405,6 triệu USD. Kênh ESPN tiết lộ: "FIFA bỏ qua các giao dịch giữa các CLB Anh với nhau, nên các vụ chuyển nhượng "bom tấn" Declan Rice từ West Ham sang Arsenal hay Moises Caicedo từ Brighton sang Chelsea không được cộng vào. Nếu cộng tất cả, giải Ngoại hạng Anh sẽ chi tiêu hơn 2,5 tỉ USD".
Bình luận (0)