Thuộc loài cá mập mako, đối tượng nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Đông Nam Nova ở Florida (Mỹ) bắt đầu được gắn thiết bị định vị vệ tinh lên vây từ tháng 5.2015, tại vùng biển ngoài khơi TP.Ocean ở bang Maryland. Sau 2 năm quan sát, họ quyết định đặt biệt danh “Thỏ năng lượng” bên cạnh cái tên cực ngầu như trên, chỉ vì con cá quá sức “tăng động”.
Từ điểm khởi đầu ở tiểu bang Maryland, cá mập vòng lên hướng bắc dọc theo thềm biển phía đông. Kế đến, nó quay về ở gần điểm khởi đầu, trước khi dành cả năm 2016 rong ruổi dọc ngang Đại Tây Dương, khám phá Nova Scotia, chạm ngõ Bermuda và sau đó quay về ngoài khơi TP.Ocean.
tin liên quan
Cá mập khổng lồ tuyệt chủng vì kén ănMegalodon sống cách đây từ 23 đến 2,6 triệu năm, và giới chuyên gia nỗ lực giải mã lý do dẫn đến sự biến mất của loài cá mập dữ tợn này.
Loài cá mập mako nổi tiếng với danh hiệu tay bơi cừ khôi của biển cả, duy trì tốc độ 35 km/giờ, tăng tốc lên hơn 80 km/giờ ở một số đoạn hành trình. “Chúng tôi đã theo dõi một số cá thể cá mập mako trong những chuyến du hành khá thú vị vài năm qua, nhưng chú cá này vượt trội hơn cả”, theo Giáo sư Mahmood Shivji, người hỗ trợ công cuộc theo dấu “Thỏ năng lượng”.
May mắn là con cá vẫn bình yên trong suốt 2 năm qua, không hề rơi vào lưới ngư dân hoặc mất mạng trong các cuộc chiến với đồng loại. Việc theo dõi hành trình của loài cá mập mako cho phép giới chuyên gia nắm bắt được thói quen du hành và đặc tính của chúng, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài cá này, theo Greg Jacoski - Giám đốc điều hành Quỹ đại dương Guy Harvey.
Đây là một phần của dự án lớn hơn do Viện Nghiên cứu Guy Harvey thực hiện, theo đó 22% số cá thể được gắn thiết bị định vị đã bị bắt hoặc thiệt mạng trong tay ngư dân. Gần đây, các ước tính cho thấy từ 70 - 100 triệu cá mập bị giết mỗi năm. Trong số này, nhiều loài cá mập, bao gồm mako, có sinh suất đặc biệt thấp, dễ đẩy chúng đến bờ vực tuyệt chủng nếu không có sự can thiệp của con người.
Bình luận (0)