Giáo sư (GS) Đạt phân tích hiện nay tình hình đất nước có rất nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự quản lý, lãnh đạo tài tình, trí tuệ và bản lĩnh mới có thể đưa đất nước vượt qua. Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này là một phương thức để làm rõ trách nhiệm cá nhân từng vị ở lĩnh vực được giao phó, từ đó thúc đẩy hành động đúng đắn và thái độ trách nhiệm hết mình vì công việc, vì nhân dân. Trên cơ sở lấy phiếu tín nhiệm, người xứng đáng sẽ có thêm niềm tin, động lực phấn đấu và người không xứng đáng sẽ phải tự rút lui hoặc bị thay thế, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn.
|
Ý nghĩa quan trọng khác là Đảng ta đã thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 hơn 1 năm nay; lần này lấy phiếu tín nhiệm cũng là dịp để người dân kiểm chứng những chủ trương của trung ương về xây dựng Đảng có ngày càng đi vào cuộc sống hay không.
Theo GS Lưu Văn Đạt, lần lấy phiếu này thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào cái tâm, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của mỗi vị ĐBQH. Bởi lẽ lấy phiếu tín nhiệm thực sự là con dao hai lưỡi, nếu làm tốt thì vừa ghi nhận xứng đáng với người quyết tâm, nỗ lực đem lại nhiều ích lợi cho dân cho nước, tạo được lòng tin của người dân vào chủ trương lấy phiếu tín nhiệm. Ngược lại, nếu với người không đáng tín nhiệm cao mà vẫn được phiếu cao thì họ sẽ rất yên tâm tại vị và không dễ khắc phục những yếu kém của mình, phần nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan của Đảng, Nhà nước.
“Nhưng nói gì thì nói, dù kết quả thế nào thì tôi cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm cũng nhất định có tác dụng cảnh tỉnh đối với các vị giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho tiền đề xác định trách nhiệm cá nhân của từng người. Chỉ khi nào xác định được trách nhiệm cá nhân của từng người thì lúc đó mới mong có sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước và trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì ý nghĩa đó, tôi rất kỳ vọng các ĐBQH, với nhiệm vụ được dân giao phó sẽ thể hiện được chính kiến và bản lĩnh của mình, nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá tín nhiệm một cách công bằng, chính xác”, ông Đạt nhấn mạnh.
47 chức danh chủ chốt Theo Nghị quyết 35 của QH, danh sách các chức danh lấy phiếu gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước; Chủ tịch QH, Phó chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Các ủy ban của QH, các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ QH; Thủ tướng, Phó thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước. Do Bộ trưởng Tài chính và Tổng kiểm toán nhà nước là 2 chức danh vừa được bổ nhiệm, điều chuyển vào đầu kỳ họp, chưa đủ một năm công tác nên chưa lấy phiếu. Do vậy danh sách này sẽ rút từ 49 xuống còn 47 người. |
Theo nghị trình, sáng nay, 10.6, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35 của QH về việc lấy phiếu tín nhiệm (LPTN), bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Sau đó, QH biểu quyết danh sách những người được QH tiến hành LPTN và thảo luận ở đoàn về việc LPTN. Chiều cùng ngày, từ 15 giờ, QH họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban TVQH Nguyễn Thị Nương trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc LPTN và người được LPTN. Sau khi tiếp tục nghị trình với việc bầu Ban Kiểm phiếu, QH sẽ tiến hành LPTN. Kết quả lấy phiếu sẽ được công bố vào sáng ngày kế tiếp, đồng thời thông qua nghị quyết xác nhận kết quả LPTN. |
Bảo Cầm (ghi)
>> Công khai tỷ lệ phiếu tín nhiệm của từng chức danh
>> Hai tiêu chuẩn để được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm
>> ĐBQH sẽ thảo luận trước khi bỏ phiếu tín nhiệm
>> UBTVQH xem xét việc chuẩn bị bỏ phiếu tín nhiệm tại QH
>> Trong sáng, công tâm, khách quan khi bỏ phiếu tín nhiệm
>> Tháng 6 sẽ lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
>> Chỉ lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm 49 chức danh chủ chốt
>> Bỏ phiếu tín nhiệm chức danh chủ chốt
Bình luận (0)