Lượn cùng cô một vòng qua vài con phố thì mới thấy có nhiều quán bán cháo canh, đặc biệt là tại khu vực cổng thành Vinh.
Cháo canh trông giống bánh canh. Nó cũng không phải nấu từ bột gạo cho nhuyễn thành cháo mà chỉ là dạng sợi làm bằng bột mì. Chủ quán bật mí, bột mì được chọn làm cháo canh là loại bột mì hảo hạng được nhào nhuyễn, đem cán, cắt sợi bằng tay. Sau đó, thả sợi mì vào nước sôi và đảo cho sợi mì chín đều, rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Để sợi mì không dính vào nhau, khi vớt ra nhúng ngay vào nước sôi để nguội.
tin liên quan
Tôm đất quyện hương chanhCháo canh phải ăn nóng hôi hổi, vừa thổi vừa ăn mới đã. Buổi sáng cuối đông ở Nghệ An trời rất lạnh, sì sụp tô cháo canh bốc khói nghi ngút, tỏa thơm lừng hương ngò gai, hành lá; thấm thêm vị cay của tiêu ớt thì thật ấm lòng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tuy nhiên, với nhiều người ở miền Nam thì món cháo canh có thể bị “trừ điểm” vì hầu như không quán nào có rau ăn kèm.
Cũng tùy khẩu vị của từng người mà họ có thể cho thêm quẩy được thái hạt lựu vào cháo canh cũng rất ngon. Một số quán còn có thêm bánh mì chiên giòn ăn kèm cho thực khách chọn lựa. Theo chia sẻ của cô bạn thì có nhiều lựa chọn cho món cháo canh như giò heo, chả, thịt bò, thịt lợn. Nhưng phần lớn người dân Nghệ An vẫn ưa chuộng cháo canh thịt heo. Nơi đây, cháo canh còn có thể biến tấu với các loại nguyên liệu khác nhau như cháo canh cá, cháo canh cua. Nhưng với tôi, lần đầu thưởng thức cháo canh thịt ở cổng thành Vinh thì phải đưa vào bộ nhớ ngay để nếu có dịp quay lại nơi này nhất định sẽ ăn thêm lần nữa.
Bình luận (0)