Lần thương thảo trước đó không đạt kết quả đáng kể nào nên kỳ vọng và áp lực thành công đối với chính phủ Myanmar và cá nhân bà Aung San Suu Kyi lần này rất lớn. Đụng độ giữa quân đội Myanmar và một số nhóm vũ trang ở khu vực giáp ranh Trung Quốc thời gian qua khiến sự tin cậy lẫn nhau bị tổn hại nặng nề, lòng tin vào triển vọng đạt được giải pháp hòa bình bị suy giảm. Chính phủ Myanmar cũng như cá nhân bà Aung San Suu Kyi bị tai tiếng, đồng thời một ủy ban LHQ đang tiến hành điều tra. Nhưng cũng chính vì thế mà áp lực đàm phán thành công lần này đè nặng lên tất cả các bên liên quan.
Ở lần khởi hành thứ hai, vấn đề quan trọng nhất được đưa ra bàn thảo là thể chế nhà nước cho Myanmar trong tương lai. Cụ thể là sẽ tiếp tục như hiện tại hay sẽ là một nhà nước liên bang. Các nhóm thiểu số muốn có nhà nước liên bang trong khi giới quân sự chống đối quyết liệt còn chính phủ không thể quyết định được giải pháp nếu không có sự ủng hộ của quân đội. Thực chất vấn đề là mức độ tự trị dành cho các cộng đồng thiểu số. Hơn 7 thập niên qua, bế tắc nằm ở đây và sự phát triển của đất nước cũng vì vậy mà bị cản trở. Xem ra, khởi hành là cần thiết nhưng phải có cả quyết tâm của tất cả các bên cùng nhau đồng hành tới đích thì mới đủ.
tin liên quan
Myanmar: Hòa giải vẫn khó, hòa bình còn xaCách đây đúng một năm, Myanmar bước sang thời kỳ lịch sử mới với
việc có được chính quyền dân sự dân cử đầu tiên sau nhiều thập niên.
Bình luận (0)