Số lượng tiền gửi dân cư cuối tháng 12.2021 tăng 158.623 tỉ đồng so với cuối năm 2020, tương ứng 3,08%, lên hơn 5,3 triệu tỉ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên 15,73%, thêm 767.367 tỉ đồng, lên hơn 5,645 triệu tỉ đồng. Điều này đã giúp tổng phương tiện thanh toán của hệ thống tăng trưởng 10,08%, đạt hơn 13,402 triệu tỉ đồng. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán tháng 12 tăng lên 11,34% thay vì mức 11,25% của tháng 11.
Tiền gửi dân cư tăng khá chậm |
ngọc thắng |
Như vậy, lượng tiền gửi của dân cư trong năm 2021 có nhiều tháng sụt giảm âm như tháng 1, tháng 8, tháng 9, tháng 11. Lãi suất huy động tiền đồng ở mức thấp được cho là nguyên nhân dẫn đến lượng tiền gửi dân cư chảy vào các nhà băng kém.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ ngày 21 - 25.2, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư ở mức thấp, chỉ đạt 3,1% so với cùng kỳ, trong khi trước dịch Covid-19 mức trung bình khoảng 10,8%. Điều này phản ánh thực tế môi trường lãi suất thấp được duy trì trong 2 năm qua đã khiến cho nhu cầu gửi tiền tiết kiệm từ khu vực dân cư giảm mạnh. Báo cáo kỳ vọng năm 2022, tỷ lệ này sẽ được cải thiện khi mặt bằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm với mức tăng khoảng 0,2 - 0,25 điểm % dành cho lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước.
Bình luận (0)