Làm gì để ngừa say nắng?

04/03/2024 15:50 GMT+7

Để ngừa say nắng, mọi người cần uống đủ nước, mặc quần áo rộng rãi, tránh hoạt động quá sức...

Say nắng là hiện tượng thường gặp khi thời tiết nắng nóng. Các biểu hiện của say nắng bao gồm sốt cao (da có cảm giác nóng khi chạm vào), đổ mồ hôi quá nhiều, chuột rút cơ bắp, nhịp tim nhanh, thở nhanh, mất thăng bằng, mất phương hướng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, mất nước (khô miệng và khát nước dữ dội), lượng nước tiểu ít hoặc nước tiểu sẫm màu, hôn mê,…

Làm gì để ngừa say nắng?- Ảnh 1.

Đừng quên kem chống nắng, mũ rộng vành khi đi ngoài nắng

Shutterstock

Khi không được điều trị kịp thời, say nắng gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, thậm chí có thể tử vong.

Do đó, phòng ngừa say nắng là điều rất quan trọng để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là một số cách đơn giản để ngừa say nắng, theo Trung tâm Sức khỏe Đại học Keio (Nhật Bản).

1. Uống đủ nước

Những ngày nắng nóng, cơ thể thường hay mất nước. Do đó, bạn cần uống đủ nước để bù cho lượng nước bị mất trong quá trình bài tiết.

2. Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng

Mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc mặc quần áo bó sát sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu trong mùa nắng nóng. Do đó, bạn cần lựa chọn các trang phục rộng rãi, nhẹ nhàng để giúp cơ thể được thoải mái.

Ngoài ra, bạn nên chọn quần áo có khả năng hút ẩm và thấm nước.

Bạn có đang dùng kem chống nắng đúng cách?

3. Đội mũ, đeo kính, dùng kem chống nắng

Khi ra đường, bạn cần bảo vệ bản thân khỏi say nắng bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng phổ rộng và bôi lại sau mỗi hai giờ.

4. Tránh hoạt động quá sức

Các chuyên gia khuyên không nên hoạt động gắng sức trong thời tiết nóng bức. Nếu bạn là người làm việc ngoài trời hoặc làm việc nặng, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi thường xuyên ở những nơi có bóng mát. Ngoài ra, bạn nên tập thể dục vào sáng sớm hoặc chiều tối, những thời điểm mát mẻ trong ngày.

Ngoài ra, những người có triệu chứng cảm lạnh (sốt, tiêu chảy, nghẹt mũi), những người đã uống nhiều rượu vào ngày hôm trước, bỏ bữa sáng, thiếu ngủ hoặc bị béo phì, tiểu đường, huyết áp cao dễ bị say nắng hơn người bình thường. Do đó, những người này cần đặc biệt thận trọng trong những ngày thời tiết nắng nóng.

Nhập viện vì... nắng nóng!


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.