Có trẻ không chịu “hợp tác” với giáo viên bằng cách giả bộ không nghe, không thấy, không thực hiện theo những hướng dẫn của cô. Đặc biệt có trẻ cáu giận, phản kháng bằng cách lao vào cắn, đánh cô…, cô Trần Thị Tú Quyên, giáo viên Trường mầm non Vàng Anh (Q.5, TP.HCM) chia sẻ.
Theo các giáo viên, những phản ứng trên xảy ra là đương nhiên khi trẻ lo lắng, sợ hãi vì bất ngờ phải xa vòng tay người thân, gặp gỡ những người lạ trong một không gian hoàn toàn mới.
Vì vậy để trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, theo cô Tú Quyên, ba mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho con thật kỹ trước khi quyết định cho con đi học. Nên bắt đầu bằng việc cho con đến chơi, làm quen với ngôi trường mới, quan sát cách chơi của các bạn... để trẻ từ từ có những cảm nhận về thầy cô, bạn bè.
tin liên quan
560 trẻ em làng Việt kiều Campuchia đến trườngNgày 26.8, ông Lê Hoàng Cương, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh), cho biết năm học 2016 - 2017, hơn 560 trẻ em làng Việt kiều ở Biển Hồ (Campuchia) hồi hương về VN được địa phương vận động và hỗ trợ đến trường.
Phụ huynh nên biết rõ lịch ăn, chơi, ngủ của trường để tập dần cho con theo thời gian biểu đó. Cho trẻ đi ngủ sớm, đủ giấc để giúp trẻ hào hứng tham gia các hoạt động buổi sáng tại trường như tập thể dục, ăn sáng… Đây cũng là một bước để giúp trẻ không bị sốc, giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Cô Nguyễn Trần Thảo Quyên, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Họa Mi 3 (Q.5, TP.HCM) chia sẻ kinh nghiệm: “Đưa con đến trường, thấy con khóc, cha mẹ hãy “dũng cảm”, dứt khoát đi về và tin tưởng vào các cô. Chứ nếu lấp ló ở cổng khiến trẻ không yên tâm, sẽ kéo dài thời gian làm quen, tội nghiệp trẻ”.
tin liên quan
Giảm áp lực cho giáo viênĐánh giá học sinh theo các mức A, B, C; trao quyền chủ động cho giáo viên khi nhận xét... là những thay đổi đáng chú ý trong nội dung sửa đổi Thông tư 30 (đánh giá học sinh tiểu học) bắt đầu áp dụng từ năm học mới.
Không đến nỗi hoảng sợ dẫn đến la hét như trẻ mầm non nhưng vào lớp 1, đa số trẻ cũng rất bỡ ngỡ, lo sợ. Cô Nguyễn Thị Thu Vân, khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), khuyên ba mẹ đừng lấy việc đi học, lấy thầy cô ra để hù dọa khi trẻ mắc lỗi. Hãy từng bước nói cho bé nghe sự khác biệt giữa việc học ở trường mầm non và trường tiểu học.
Ngoài ra, theo cô Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), việc đánh giá bằng nhận xét sẽ giúp phụ huynh và học sinh không bị áp lực về điểm số, thành tích cho nên phụ huynh không cần thúc ép con em mình phải học trước, chỉ nên làm quen với các nét qua những cuốn sách do các nhà xuất bản uy tín phát hành.
tin liên quan
Phụ huynh đến trường phản đối chương trình VNENBà Ngô Thị Nguyệt, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Vinh (Nghệ An), cho biết đã chỉ đạo Trường tiểu học Nguyễn Trãi (P.Quán Bàu) lấy ý kiến phụ huynh để quyết định có tiếp tục dạy học theo chương trình mô hình trường học mới (VNEN) hay không.
Chuẩn bị hành trang cho con
Theo cô Trần Thị Tú Quyên, cha mẹ nên quan sát kích thước ngăn tủ cá nhân của bé ở trường để mua ba lô phù hợp. Đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nếu cha mẹ để ý sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn mỗi khi đến lớp. Trên ba lô phải ghi địa chỉ, số điện thoại của ba hoặc mẹ hoặc người thân để giáo viên tiện liên lạc khi cần thiết. Trong ba lô chuẩn bị cho trẻ một bộ quần áo và một món đồ chơi nhỏ thân thiết của bé để bé thấy được an ủi trong những ngày đầu đi học.
|
Bình luận (0)