Làm sao mua nhà Sài Gòn - Bài 1: Triệu người khát khao, đời thì không thể mơ?

20/10/2022 12:20 GMT+7

Năm 2014, vợ chồng chị Mỹ Dung (quê Kiên Giang ) ôm 2 con lên Sài Gòn đi làm thuê, mong đổi đời rồi mua nhà Sài Gòn. Thu nhập từ lương công nhân của vợ, thợ hồ của chồng nhưng đủ khoản chi khiến cả hai… vỡ mộng.

Ngày chưa lên Sài Gòn, chị Dung vẫn nghĩ tất cả thật đơn giản. Đồng lương kiếm được cao hơn so với ở quê, cả nhà lại chi tiêu tiết kiệm như thì kiểu gì cũng dư, rồi biết đâu sẽ mua nhà Sài Gòn.

Ai cũng có quyền khát khao!

Được sự giới thiệu của người quen, đặt chân đến Sài Gòn, gia đình 4 thành viên thuê một căn phòng trọ nhỏ có gác lửng tại Gò Vấp. Chật chội, bí bách, nhưng nghĩ đến tương lai, anh chị lại động viên các con cùng cố gắng.

Những ngày không có việc, vợ chồng chị Dung đi nhặt ve chai để kiếm tiền đi chợ
Vũ phượng

Chị Dung xin làm công nhân trong một công ty giày da gần đó với mức lương 5 – 6 triệu đồng/tháng. Anh Danh Cụa (47 tuổi, chồng chị Dung) làm thợ hồ, lãnh lương theo công, tháng nào nhiều việc nhận hơn 10 triệu đồng.

Trừ chi tiêu, lo cho 2 con ở Sài Gòn, anh chị vẫn còn gửi được tiền về quê cho con thứ ba và thứ tư còn gửi ông bà, vẫn còn lại một ít để tích cóp. Năm 2017, anh chị sinh thêm con thứ 5. Đợt dịch Covid-19, hai vợ chồng đều thất nghiệp, những đồng tiền ít ỏi dành dụm sau vài trận bệnh của con, thêm đợt dịch tất cả về lại con số 0.

“Cha mẹ ở quê không có đất, còn đi ở nhờ ở đậu nên vợ chồng tôi ngày mới lên Sài Gòn cũng quyết tâm lo làm ăn để mua được nhà. Nhưng chật vật quá, giờ lo cái ăn thôi cũng đủ trầy trật, đủ ăn là mừng. Dần dà tôi chỉ lo gom tiền nhà hàng tháng, tiền học cho con trai út, tiền chợ mà quên luôn cả việc mình từng khát khao mua nhà Sài Gòn”, chị Dung chia sẻ.

Poll TNO
Theo bạn, thực tế để thu nhập dưới 20 triệu mua được nhà ở Sài Gòn có khó không?

Cả nhà chị Dung là lao động, đọc chữ không rành, con gái lớn học hết lớp 6 thì nghỉ, lấy chồng khi vừa tròn 20 tuổi; con trai thứ hai sau nhiều cơn co giật cũng không thể theo tiếp việc học.

Trong vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền, chị Dung quên đi ước mơ mua nhà Sài Gòn
vũ phượng

Sau dịch, chị Dung đau bệnh liên miên, không đủ sức khỏe để đi làm công nhân, chị quanh quẩn ở nhà lo cơm nước, đưa rước con út. Con trai thứ hai cũng đang theo ba học nghề thợ hồ. Mới đây, hai ba con không có việc trong 2 tuần nên sinh hoạt phí của cả nhà lại thêm chật vật.

“Tới từng này tuổi rồi mua nhà gì nữa, làm tới đâu ăn tới đó thôi. Hôm trước tôi mới nghe bạn làm thợ hồ chung với chồng mua căn nhà 800 triệu ở Q.12 thấy cũng ham, nhưng mà giờ mình làm chạy ăn từng bữa, dư gì nổi”, chị Dung thở dài.

Ở trọ tôi có cảm giác gì đó tạm bợ, sống cho hết ngày, về nhà không thoải mái, trong khi công việc của cả hai vợ chồng yêu cầu phải sáng tạo. Có lần tôi thuê căn nhà nhỏ nhưng ở cứ thấp thỏm, không biết bị đuổi lúc nào vì chủ đang chờ được giá là bán. Chúng tôi càng mong có được căn nhà của mình sớm để ổn định cuộc sống

Anh Dân An (quê An Giang)

Câu chuyện của vợ chồng chị Dung có lẽ cũng giống nhiều gia đình từ nơi khác đến Sài Gòn lập nghiệp – vùng đất hứa với nhiều viễn cảnh tốt đẹp cho tương lai. Nhưng khi cuộc sống còn quá nhiều nỗi lo, những ước mơ lại dần bị lãng quên bởi vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền.

Phải có nhà… vì con

Đó là quyết tâm của anh Dân An (28 tuổi, quê An Giang) sau khi lấy vợ, lập nghiệp ở Sài Gòn vào năm 24 tuổi. Vừa ra trường, tổng lương của đôi vợ chồng trẻ khoảng 20 triệu/tháng nên thuê căn chung cư cũ tại Bình Thạnh giá 5 triệu/tháng. Sinh con ngay trong năm đầu sau kết hôn nên lương gần như không có dư.

Poll TNO
Bạn từ tỉnh khác đến, sau bao lâu làm việc thì bạn mua được nhà ở Sài Gòn?

Anh An thừa nhận: “Tôi lập gia đình ngay khi ra trường, lại có con sớm nên nhiều cái còn ngô nghê, tôi chỉ nghĩ đơn giản là không mua nhà thì xin học cho con thế nào, dọn nhà chỗ này chỗ kia, đổi trọ miết nhưng không đăng ký thường trú được vào nhà nào hết”.

Mua nhà Sài Gòn là khát khao của nhiều người từ nơi khác đến đây lập nghiệp
vũ phượng

Căn chung cư cũ thấm nước, ẩm mốc, vợ chồng anh dọn qua một căn khác vừa được sơn sửa để con có không gian thoải mái hơn. Vài ba lần chuyển trọ, gặp những trải nghiệm không tốt với hàng xóm, đôi khi nghe tiếng chửi thề, karaoke,… nên anh An bàn với vợ quyết tâm phải mua nhà Sài Gòn vì con.

Ở trọ tôi có cảm giác gì đó tạm bợ, sống cho hết ngày, về nhà không thoải mái, trong khi công việc của cả hai vợ chồng yêu cầu phải sáng tạo. Có lần tôi thuê căn nhà nhỏ nhưng ở cứ thấp thỏm, không biết bị đuổi lúc nào vì chủ đang chờ được giá là bán. Chúng tôi càng mong có được căn nhà của mình để ổn định cuộc sống”.

Anh Dân An

Hết 6 tháng thai sản, hai vợ chồng gửi con về quê ngoại, cả hai cày cuốc vì mục tiêu vừa đề ra. Thời điểm này, công việc của hai vợ chồng đều tốt hơn với nhiều cơ hội mới nên số tiền tích lũy mỗi tháng cũng kha khá.

Anh An nhận xét: “Ở trọ tôi có cảm giác gì đó tạm bợ, sống cho hết ngày, về nhà không thoải mái, trong khi công việc của cả hai vợ chồng yêu cầu phải sáng tạo. Có lần tôi thuê căn nhà nhỏ nhưng ở cứ thấp thỏm, không biết bị đuổi lúc nào vì chủ đang chờ được giá là bán. Chúng tôi càng mong có được căn nhà của mình sớm để ổn định cuộc sống”.

Xác định mua nhà sẽ đi vay thế chấp ngân hàng, để chuẩn bị đủ số tiền ban đầu, vợ chồng anh chuyển đến căn trọ với giá thấp hơn, chấp nhận một thời gian "sống thấp" so với thu nhập. Đúng ngay thời điểm dịch ập đến, vợ chồng trẻ tiếp tục gửi con về quê để không gian thoải mái.

Ở chung cư khiến nhiều người yên tâm hơn về an ninh trật tự, không gian sống
vũ phượng

Ngày tìm được căn hộ chung cư ưng ý ở vùng ven Sài Gòn, anh chị đã bán vàng cưới, số tiền được hai bên gia đình cho trong đám cưới để đi đặt cọc, rồi vay thêm ngân hàng chốt mua, đón con vào lại Sài Gòn.

Mua được nhà, anh An bớt lo hơn mỗi lần đi công tác vì chung cư có camera, bảo vệ, môi trường xung quanh tốt, trong khuôn viên có hồ bơi, công viên, trường học của con gần nhà.

“Mua nhà Sài Gòn xong cảm giác của mình khác lắm. Đi làm xong lúc nào cũng mong về nhà, hoặc ở nhà cũng có thể làm việc được vì không gian ấm cúng. Môi trường sống chung cư mới và ở nhà trọ cũng khác nhau nhiều. Trong căn nhà của mình, vợ chồng tôi cùng nhau sắm sửa từng món đồ, cân nhắc cách trang trí”, anh An bày tỏ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.