Lần đầu tiên chế tạo thành công hương vani từ rác thải nhựa

Khánh An
Khánh An
15/06/2021 21:00 GMT+7

Một nhóm nhà khoa học Scotland đã chế tạo thành công hương vani từ rác thải nhựa, hứa hẹn biến phế liệu thành sản phẩm có giá trị cao.

Tờ The Guardian ngày 15.6 đưa tin các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Scotland) vừa dùng rác thải nhựa chế tạo thành công hương vani, loại hương liệu được dùng rộng rãi trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Sử dụng một loại vi khuẩn biến đổi gien, họ đã biến rác thải nhựa thành một sản phẩm có giá trị, hứa hẹn giúp việc tái chế phế liệu nhựa trở nên hiệu quả và hấp dẫn hơn.
Hiện vật liệu nhựa mất giá khoảng 95% sau khi sử dụng một lần. Việc thu gom và tái chế nguồn vật liệu này được xem là điều quan trọng giúp đối phó vấn nạn rác thải nhựa trên toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một enzyme để phá vỡ cấu trúc Polyetylen terephtalat có trong các chai nhựa, tạo thành chất cơ bản là axit terephthalic. Chất này sau đó được biến thành vani nhờ vi khuẩn E Coli biến đổi gien.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã biến được 79% axit terephthalic thành vani. Bên cạnh ứng dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm, hương vani còn được sử dụng rộng rãi trong dược phẩm, sản phẩm tẩy rửa và thuốc diệt cỏ.
Nhu cầu vani trên thế giới tăng dần và đạt 37.000 tấn vào năm 2018, vượt xa khả năng cung ứng của vani tự nhiên, được chiết xuất từ cây vani.

300 USD cho thiết kế loa Bluetooth độc đáo làm từ rác thải nhựa

Khoảng 85% vani trên thế giới hiện được tổng hợp bằng cách chiết xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Ước tính thế giới sử dụng khoảng 1 triệu chai nhựa mỗi phút và chỉ 14% được tái sử dụng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.