Nhật có ưu thế trong tranh chấp với Trung Quốc bao nhiêu thì lại yếu thế bấy nhiêu trong tranh chấp với Hàn Quốc. Tokyo muốn đưa vụ việc Dokdo/Takeshima ra xét xử ở Tòa án Tư pháp quốc tế nhưng Seoul đâu có chấp thuận.
Ở đâu cũng vậy, trong những trường hợp như thế này, bên hiện chiếm đóng lãnh thổ tranh chấp đâu có chịu theo phía bên kia ra hầu tòa. Trong nhiều trường hợp khác, bên chiếm đóng phi pháp lãnh thổ của láng giềng hoặc có ưu thế nổi trội về quân sự, hay cả hai, sẽ càng không chịu ra tòa.
Trong trường hợp tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đối với Dokdo/Takeshima thì còn phải tính đến một nhân tố rất quan trọng khác nữa. Cả hai nước đều là những đồng minh thân cận của Mỹ, là những mắt xích quan trọng trong bố trí chiến lược của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đều phải dựa cậy vào nhau và vào Mỹ để đối phó những thách thức an ninh - chính trị từ sự trỗi dậy của Trung Quốc và chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Do đó, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ dẫu có leo thang gay cấn đến mấy cũng sẽ không đưa đến đối đầu. Hàn Quốc nhân chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nổi cộm ở cả khu vực Đông Á mà lấn tới nhờ những ưu thế và sự ràng buộc đó.
La Phù
>> Tranh chấp chủ quyền tại Địa Trung Hải: Điểm nóng dầu khí
>> VN với chủ đề biển đảo tại EXPO 2012
>> Bồi dưỡng giáo viên về bảo vệ tài nguyên biển đảo
>> Động lực lớn để bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học
Bình luận (0)