Lãnh đạo công khai điện thoại, email và nỗi lo “trực đường dây nóng”

23/10/2015 11:31 GMT+7

Việc lãnh đạo các tỉnh thành công khai điện thoại di động và email cá nhân đã tạo nên hiệu ứng rất tích cực. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày có một vài trăm cuộc gọi, liệu các vị có đủ thời gian và kiên nhẫn để nghe?

Việc lãnh đạo các tỉnh thành công khai điện thoại di động và email cá nhân đã tạo nên hiệu ứng rất tích cực. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày có một vài trăm cuộc gọi, liệu các vị có đủ thời gian và kiên nhẫn để nghe?

Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh sớm công khai số điện thoại, email cá nhân với người dân.Tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh sớm công khai số điện thoại, email cá nhân với người dân.
Theo tâm sự của một vị lãnh đạo từng công khai số điện thoại sớm nhất, ông làm thế bởi cảm thấy công việc không trôi chảy, nhiều vấn đề bức xúc của dân không đến được với mình, có vẻ như ách tắc ở khâu trung gian. Việc công khai số điện thoại và email làm cho ông gần với dân hơn và thực tế ông (và một số cán bộ lãnh đạo khác) đã làm được.
Thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh còn làm chủ tịch rồi bí thư thành ủỷ Đà Nẵng (nay ông đã mất), rất nhiều người biết số điện thoại của ông, đến mức, ở Đà Nẵng, hễ có chuyện gì là người dân thường cầm điện thoại bảo, “tui méc (mách) ông Thanh”.
Công khai điện thoại, email cá nhân là tốt, nhưng nó chỉ như một việc phải làm trong thời kỳ quá độ. Đã đến lúc lãnh đạo các tỉnh, thành nên trở về với cốt lõi của vấn đề, phải chấn chỉnh lại bộ máy trung gian, làm sao để bộ máy này vận hành thông suốt, khiến người dân tin cậy và gọi điện, nhắn tin, gửi email cho họ (các sở, ngành đều có đường dây nóng mà). Còn mình thì tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn hơn.
Hầu như ai làm chủ tịch hoặc bí thư Đà Nẵng sau ông Nguyễn Bá Thanh, khi mới lên nhận nhiệm vụ, việc đầu tiên là công khai số điện thoại và email. Cũng đúng thôi, nếu không, người dân sẽ thắc mắc, sao ông này công khai, ông kia không công khai.
Cần nói thêm rằng, thời đại công nghệ, việc tìm được điện thoại và email của lãnh đạo tỉnh, thành không khó lắm, nhưng từ “công khai” ở đây mang một hàm ý khác, rằng, ai gọi (gửi) - tôi trả lời.
Mới đây, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết, chưa đầy một ngày sau khi công khai số điện thoại và email, tân Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã nhận được khoảng 150 cuộc điện thoại, gần 1.000 tin nhắn SMS và hơn 100 email phản ánh hầu hết các lĩnh vực. Điều đó chứng tỏ, người dân rất kỳ vọng vào người đứng đầu thành phố.
Nhưng hãy tưởng tượng, một người bình thường như chúng ta đây thôi, một ngày, điện thoại báo 1.250 lần (khoảng hơn một phút một lần) chúng ta sẽ ra sao? Nếu một ngày có 150 cuộc điện thoại phải bấm nghe và trả lời hết chúng ta sẽ thế nào? Huống chi ông Nguyễn Xuân Anh là Bí thư Thành ủy có biết bao nhiêu công việc phải làm?
Tìm hiểu thêm thì được biết, các chuyên viên của Văn phòng Thành ủy phải tiến hành phân loại rồi mới chuyển cho bí thư. Những vấn đề quan trọng, có thể giải quyết ngay sẽ được xử lý, những vấn đề chưa thể xử lý được, sẽ chuyển đến lãnh đạo các sở, ban ngành giải quyết theo thẩm quyền.
Việc để các chuyên viên phân loại thư điện tử thì có thể được, nhưng với các cuộc gọi và tin nhắn thì sao (vì điện thoại bí thư vẫn cầm)? Không trả lời thì không phải phép mà trả lời thì thật… khó tưởng tượng ông bí thư phải làm thế nào.
Vấn đề là ở chỗ này.
Cá nhân tôi thấy, lãnh đạo các địa phương không cần công khai số điện thoại, vì như ở trên đã nói, cũng vô cùng phiền phức, mất nhiều thời gian, gây phân tâm và nhiều hệ lụy khác. Làm lãnh đạo không thể ngồi trực “đường dây nóng”. 
Cho nên, thiển nghĩ, công khai điện thoại, email cá nhân là tốt rồi, nhưng nó chỉ như một việc phải làm trong thời kỳ quá độ. Đã đến lúc lãnh đạo các tỉnh, thành nên trở về với cốt lõi của vấn đề, phải chấn chỉnh lại bộ máy trung gian, làm sao để bộ máy này vận hành thông suốt, khiến người dân tin cậy và gọi điện, nhắn tin, gửi email cho họ (các sở, ngành đều có đường dây nóng mà). Còn mình thì tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn hơn.
Cá nhân tôi thấy, lãnh đạo các địa phương không cần công khai số điện thoại, vì như ở trên đã nói, cũng vô cùng phiền phức, mất nhiều thời gian, gây phân tâm và nhiều hệ lụy khác. Làm lãnh đạo không thể ngồi trực “đường dây nóng”. Vả lại, phải xây dựng và đặt lòng tin vào bộ máy thuộc quyền, nếu không, những cán bộ có nhân cách sẽ có cảm giác bị “vô hiệu hóa”, rất phản tác dụng.
Và nói thật, cũng nên xét về hiệu quả.
Một hôm, một nhóm bạn quyết định làm một bài “test lãnh đạo”. Họ soạn tin có nội dung: “Tôi tên là Lê Thành S… có chuyện rất quan trọng muốn trực tiếp phản ánh với anh, nếu được, anh cho một cuộc hẹn” rồi gửi cho 11 người công khai số điện thoại ở các tỉnh thành mà họ biết nhờ tra trên mạng. Kết quả nhận được… một tin phản hồi: “Xin lỗi, tôi đang bận, tôi sẽ gọi lại sau”.
Tôi nói không công khai không đồng nghĩa với “bí mật”. Cũng như bao nhiêu người dùng điện thoại khác, ai cần đến ai họ khắc tìm ra. Chỉ cần lúc người dân gọi, người nhận cuộc gọi lắng nghe. Cách nghe mới là quan trọng.
Có nhiều cách để gần dân, thấu hiểu lòng dân, không chỉ duy nhất thông qua điện thoại.
Tuy nhiên, (vẫn là cá nhân) tôi thấy, nên công khai email, vì email người viết phản ánh kỹ hơn, ít bột phát, lãnh đạo cũng có thời gian để đọc và xử lý hiệu quả hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.