Hồ sơ khoa học di tích quốc gia đặc biệt đối với Đồng Dương, Phật viện lớn nhất Đông Nam Á hồi thế kỷ thứ 9 (tại xã Bình Định Bắc, H.Thăng Bình) đã được UBND tỉnh Quảng Nam đệ trình lên Bộ VH-TT-DL, đề nghị thỏa thuận để xúc tiến công nhận.
|
Được khai quật khảo cổ học năm 1902, phế tích Đồng Dương là quần thể di tích quy mô lớn, trong đó khu đền thờ chính và các tháp được phân bố trên một trục tây - đông dài khoảng 1.300 m với nhiều công trình kiến trúc độc đáo tạo nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng trong nghệ thuật Champa; đến năm 2000 Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT-DL) đã xếp hạng di tích quốc gia. Nơi đây từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất của Vương quốc Champa và cả khu vực Đông Nam Á, được vua Indravarman II cho xây dựng từ năm 875; tuy nhiên phế tích này hiện rất hoang tàn, chỉ còn một tháp Sáng đang trong tình trạng chống đỡ cấp thiết.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Phật viện Đồng Dương đang hội tụ 3 yếu tố đặc biệt: trung tâm nghiên cứu, dịch thuật kinh sách từ tiếng Phạn sang ngôn ngữ Champa; trung tâm đào tạo tăng sinh, tăng lữ không chỉ của Việt Nam mà còn của một số quốc gia láng giềng; là nơi tu tập, truyền bá đạo pháp danh tiếng. Do phế tích không thể phục dựng, các nhà khoa học từng đề xuất hình thức khai quật tại một số nền tháp rồi trưng bày hình ảnh, hiện vật vốn có ngay tại miệng hố khai quật.
H.X.H
>> Phật viện Đồng Dương được đề nghị là di tích quốc gia đặc biệt
>> Đề xuất Đền Trần Thái Bình là di tích quốc gia đặc biệt
>> Đón nhận Bằng di tích quốc gia lăng mộ danh thần Tây Sơn
>> Thành cổ Biên Hòa được xếp hạng Di tích quốc gia
Bình luận (0)