Quả khinh khí cầu nói trên đã bị một máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ ngoài khơi bờ biển bang Nam Carolina (Mỹ) vào ngày 4.2, sau khi bị theo dõi khi bay qua lục địa Mỹ trong một hành trình đưa thiết bị này đến các địa điểm quân sự nhạy cảm, theo CNN.
Phát ngôn viên Ryder ngày 29.6 khẳng định khinh khí Trung Quốc trước khi bị bắn hạ đã không thu thập thông tin tình báo khi bay qua Mỹ, theo CNN.
Tuy nhiên, ông Ryder đã không đi vào chi tiết cụ thể liên quan các báo cáo gần đây rằng khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc đang sử dụng công nghệ giám sát của Mỹ, nhưng cho biết tình huống như thế sẽ không gây ngạc nhiên.
Vụ khinh khí cầu đã làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, cản trở đáng kể những nỗ lực của Mỹ vào thời điểm đó nhằm khôi phục liên lạc với Trung Quốc, theo CNN.
Mỹ đã liên kết khinh khí cầu với một chương trình giám sát rộng rãi do quân đội Trung Quốc điều hành và Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ đó đã cáo buộc khinh khí cầu đó mang "thiết bị do thám".
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố thiết bị trên là một khinh khí cầu nghiên cứu dân sự đã vô tình bay lạc và nhanh chóng đưa ra tuyên bố "rất tiếc" hiếm hoi về vụ việc, dẫn đến việc hoãn chuyến đi dự kiến của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Bắc Kinh.
Khinh khí cầu Trung Quốc có thể đã tìm cách lẩn tránh khi bị Mỹ phát hiện?
Vụ khinh khí cầu tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, ngay cả khi Mỹ trong tháng trước nói rằng "cả hai bên" đang tìm cách khôi phục liên lạc sau "sự cố đáng tiếc" liên quan khinh khí cầu.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ đã có chuyến thăm Trung Quốc và gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của nước này.
Bình luận (0)