Không quân Mỹ lắp thử vũ khí bội siêu thanh cho oanh tạc cơ B-52H |
usaf |
Lầu Năm Góc đã mời các tổng giám đốc điều hành (CEO) của Lockheed Martin, Raytheon Technologies, Northrop Grumman, Boeing, Leidos, Aerojet Rocketdyne, BAE Systems, L3Harris và một số công ty khác tham gia cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào ngày 3.2.
Mục đích cuộc họp này là “kích thích toàn bộ ngành phát triển vũ khí bội siêu thanh” và khuyến khích các nhà sản xuất đẩy nhanh tốc độ làm việc, theo Đài CNN hôm 30.1.
Tướng David Thompson, Phó tham mưu trưởng lực lượng không gian Mỹ, nhấn mạnh nước này “có quá nhiều thứ cần phải tăng tốc để bắt kịp”, sau khi các vụ thử vũ khí bội siêu thanh gần đây của Nga và Trung Quốc khiến Mỹ bất ngờ. Bên cạnh đó, CHDCND Triều Tiên cũng vừa thử tên lửa bội siêu thanh đầu năm 2022.
“Chúng ta không hiện đại như người Trung Quốc và Nga nếu xét về chương trình bội siêu thanh”, Tướng Thompson phát biểu hồi tháng 11.2021.
Tên lửa bội siêu thanh đáng sợ đến mức nào? |
Lầu Năm Góc cho hay Bộ trưởng Austin sẽ phát biểu khai mạc cuộc họp, nhưng người chủ trì sẽ là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks.
Vũ khí bội siêu thanh là các hệ thống tên lửa di chuyển với vận tốc gấp 5 lần âm thanh (Mach 5). Không như tên lửa đạn đạo, cũng di chuyển gấp nhiều lần vận tốc âm thanh, vũ khí bội siêu thanh thường không vượt qua ranh giới tầng khí quyển. Điều này cho phép chúng thoát khỏi tầm quan sát của các hệ thống phòng thủ trên không hoặc trên bộ.
Cụ thể, vũ khí bội siêu thanh di chuyển quá cao so với tầm đánh chặn của các hệ thống phòng thủ đất đối không, nhưng lại thấp hơn so với độ cao lọt vào tầm kích hoạt của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Diễn biến ở Nga và Trung Quốc đang tạo áp lực lớn cho chương trình vũ khí của Mỹ. Lầu Năm Góc đã gia tăng nguồn lực tài chính cho chương trình bội siêu thanh. Ngân sách cho nỗ lực nghiên cứu dòng vũ khí này trong năm 2022 là 3,8 tỉ USD, tăng so với 3,2 tỉ USD so với năm ngoái.
Trong khi Nga và Trung Quốc phát triển vũ khí bội siêu thanh có năng lực mang theo đầu đạn hạt nhân, Mỹ tập trung vào đầu đạn thường, và tìm cách gia tăng độ chính xác của đầu đạn.
Bình luận (0)