Lấy 7,2 tỉ đồng từ ngân sách đền ông Chấn: 'Con với chả cái!'

09/06/2015 10:00 GMT+7

(TNO) "Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường" - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Một câu nói khá ráo hoảnh. Nhưng cũng cần phải hiểu ở đây câu nói của ông quan chức quốc hội: “ Con dại cái mang”. Ở đây ai là con và ai là cái(mẹ-gọi chung cho cả cha mẹ).

(TNO) "Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường" - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Một câu nói khá ráo hoảnh. Nhưng cũng cần phải hiểu ở đây câu nói của ông quan chức quốc hội: “Con dại cái mang”. Ở đây ai là con và ai là cái (mẹ - gọi chung cho cả cha mẹ).

Con với chả cáiÔng Chấn xúc động nghẹn ngào trong vòng tay người thân khi được thả về sau hơn 10 năm ngồi tù oan - Ảnh: Hà An
Hình như ở đây ông dân biểu đã dùng thành ngữ không thích hợp lắm. Vì xưa nay dân chưa bao giờ muốn và thực sự chưa bao giờ là “cha mẹ” của quan chức hay công chức cả. Ngược lại, nhiều quan chức hay công chức vẫn thường hành xử như thể họ là “cha mẹ dân”, chứ không có chuyện ngược lại.
Có lẽ, câu thành ngữ thích hợp ở đây là “quýt làm cam chịu”, hay như có người đề nghị dùng câu “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, nghe dễ chịu hơn. Việc bồi thường cho 10 năm tù oan của ông Nguyễn Thanh Chấn là việc làm hợp luật pháp và đạo lý. Dùng tiền của nhà nước để bồi thường cũng đúng luật và phải đạo luôn. Không thể trong trường hợp này lại kêu gọi “xã hội hóa” được.
Nhưng tôi vẫn chưa hiểu ẩn nghĩa của câu: “Và người dân phải chịu tiền bồi thường”. Đó là một tiếng than hay một mệnh lệnh? Vì tất cả những lý lẽ mà ông Quyền dùng để giải thích chuyện công chức làm sai không phải bồi thường, cuối cùng chẳng phải để nói một sự thật: chả ai chịu bồi thường cả, thì nhà nước phải đứng ra bồi thường! Mà tiền nhà nước, có một phần quan trọng là tiền đóng thuế của dân (dĩ nhiên không phải ngân sách chỉ từ nguồn đóng thuế của dân, mà còn từ nhiều nguồn thu khác). Nhưng dân không thể cứ cắm đầu đóng thuế để lấy tiền bồi thường cho những sai phạm của công chức nhà nước.
“Con với chả cái!”, những người lớn tuổi, các bậc sinh thành đôi khi hay dùng câu này nói về lớp con cháu mình, khi chúng không làm cho họ hài lòng. Chẳng biết đại biểu quốc hội có nhận mình là “con của dân” không?
Nếu là con của dân, mà có đại biểu thì phát biểu: “Dân trí dân mình còn thấp, khoan hãy thông qua luật Trưng cầu dân ý, kẻo “cái dại con mang”. Một số đại biểu Quốc hội khác thì phản đối việc đưa “quyền im lặng” vào luật - một quyền công dân được cả thế giới dùng rất lâu rồi, cũng vì sợ một cái gì đó. Nỗi sợ ấy cũng không hẳn sợ dân hay sợ quan, hình như cuối cùng là sợ... luật.
Với nước mình bây giờ, luật không có kẽ hở mới là chuyện lạ. Vì thế, theo ông dân biểu Quyền, việc nhà nước phải chịu bồi thường cho những sai phạm của công chức có lẽ là câu chuyện dài. Còn tiền ấy lấy từ tiền đóng thuế của dân thì cũng không có gì quan trọng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.