Lấy lại hình ảnh công an nhân dân

16/04/2016 09:29 GMT+7

Việc Công an Hà Nội đưa những cảnh sát giao thông bụng phệ về làm việc tại văn phòng, nhằm tạo hình ảnh đẹp của ngành trong mắt người dân, tôi nghĩ, đó là một hướng làm tốt cần nhân rộng.

Việc Công an Hà Nội đưa những cảnh sát giao thông bụng phệ về làm việc tại văn phòng, nhằm tạo hình ảnh đẹp của ngành trong mắt người dân, tôi nghĩ, đó là một hướng làm tốt cần nhân rộng.

Từ mấy năm trước, Hà Nội đã chủ trương đưa CSGT nữ ra đường điều tiết giao thông - Ảnh: Ngọc ThắngTừ mấy năm trước, Hà Nội đã chủ trương đưa CSGT nữ ra đường điều tiết giao thông - Ảnh: Ngọc Thắng
Năm 2014, cũng vẫn là chủ trương nói trên, Công an Hà Nội còn đưa các nữ cảnh sát giao thông xuống đường làm nhiệm vụ đứng bục chỉ dẫn trong giờ cao điểm, được người dân rất hài lòng.
Tại Nha Trang (Khánh Hoà), thành phố du lịch hấp dẫn của vùng Nam Trung bộ, chủ trương cảnh sát giao thông bụng bự không được đứng đường đã được triển khai từ đầu những năm 2000. 
Tiếc rằng sau đó tôi không thấy cách làm hay này được nhân rộng ở các địa phương nào khác .
Phải nói thật lòng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có được như hiện nay chính là nhờ vào sự vất vả, hy sinh thầm lặng của biết bao chiến sĩ trong ngành công an. Nhưng trớ trêu thay, một số cán bộ, chiến sỹ trong ngành, thường ở những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người dân, đã không giữ được phẩm chất của người công an nhân dân, trở thành những kẻ gây phiền nhiễu cho dân, tạo nên hình ảnh xấu cho ngành.
Phải chăng vì thế, một số việc làm theo tôi là rất bình thường, như cảnh sát giao thông giúp người dân đẩy xe qua chỗ nước ngập, giúp người già qua đường, hoặc đơn giản chỉ là thay hình thức phạt vi phạm hành chính bằng cách tuyên truyền cho dân hiểu đều trở thành “hiện tượng lạ”.
Mới đây, nhân tiết thanh minh, tôi cùng gia đình đi tảo mộ trên Nghĩa trang Thanh Tước. Khi chúng tôi qua đoạn cua ở phố Yên, Xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (Hà Nội) thì bị cảnh sát giao thông tuýt còi yêu cầu dừng xe. Khi được cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ xong xuôi, thấy không thiếu gì thì được giải thích lái xe mắc lỗi không xi-nhan khi vào khúc cua. Lái xe giải thích rằng đây là đường độc đạo, không có đường nào hết, như vậy sao vẫn phải xi-nhan? Khi được giải thích bằng luật, chúng tôi chịu cứng và phải nộp phạt.
Tôi quan sát chỉ trong dăm phút mà thấy có đến 5-6 trường hợp mắc lỗi tương tự, chưa kể các lỗi khác, nhưng thấy cách xử lý rất nhanh, cảm giác như thời gian đó không kịp lập biên bản .
Tôi tự hỏi, không hiểu khúc cua này một ngày họ lập biên bản vi phạm lỗi tương tự bao nhiêu người? Xin hãy thử kiểm tra tại nguồn thu ở Kho Bạc huyện Mê Linh sẽ khắc biết hiệu quả thu phạt so với tần suất người vi phạm bị giữ lại trong một giờ vị trí đặt chốt kiểm tra giao thông thì sẽ biết.
Một khúc cua có nhiều người vi phạm như vậy, tại sao không gắn biển chỉ dẫn nhắc nhở người tham gia giao thông một câu ngắn gọn, đại loại như: "Chú ý khi cua phải xi - nhan!"? Các biển chỉ dẫn rõ ràng, dễ nhìn, cùng cách tuyên truyền thuyết phục, với tinh thần vì sự an toàn của người dân, sẽ giúp cho ngành công an bớt vất vả khi phải cử quá nhiều chiến sỹ túc trực trên các tuyến đường để phạt vi phạm hành chính. Nhất là khi phải cắt giảm những đồng chí bụng bự ra đường.
Hy vọng một diện mạo mới đẹp hơn trong con mắt người dân về lực lượng cảnh sát giao thông sẽ được ngành Công an đặc biệt quan tâm trên toàn quốc, như Công an Khánh Hoà, Đà Nẵng và Hà Nội vừa làm. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.