'Lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, nói thế nào cũng hơi e dè'

Lê Hiệp
Lê Hiệp
30/05/2023 16:59 GMT+7

Cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức tín nhiệm thấp, tín nhiệm, tín nhiệm cao có phần e dè, chưa tới nơi, tới chốn, đại biểu Nguyễn Quốc Hận đề nghị chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức: tín nhiệm thấp và tín nhiệm cao.

Chiều 30.5, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.

Đã làm thì làm cho tới nơi, tới chốn

Nêu ý kiến tại tổ, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) cho rằng, không có điều gì qua mắt được người dân nên những người dám làm, dám chịu trách nhiệm không lo bị "tín nhiệm thấp".

'Lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, nói thế nào cũng hơi e dè' - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận

GIA HÂN

Với quan điểm "đã làm thì làm cho tới nơi, tới chốn", ông Hận kiến nghị, về thời gian lấy phiếu tín nhiệm thì trong mỗi nhiệm kỳ nên lấy 2 lần.

Lần thứ nhất là 2 năm sau khi cán bộ được bầu, bổ nhiệm. Đây là kênh để rà soát, xem xét năng lực cán bộ được bầu, bổ nhiệm.

"Thực sự không phải cán bộ làm được tất cả vị trí. Có thể anh làm tốt vị trí, chức vụ này, nhưng bổ nhiệm vị trí khác thì sẽ khó, vì có nhiều ảnh hưởng khác, nên khả năng hoàn thành nhiệm vụ có giới hạn nhất định", ông Hận nêu và cho rằng, đợt lấy phiếu 2 năm sau khi được bầu cũng là cơ sở để rà soát, làm nguồn quy hoạch cho nhiệm kỳ sau.

Lần thứ 2, theo ông Hận là lấy phiếu vào năm thứ 4 của nhiệm kỳ để xem xét lần cuối, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

"Sau 4 năm cán bộ nào làm tốt nói chung biết cả rồi. Đây cũng là cái kênh để làm sao rà soát bổ sung quy hoạch, loại bỏ những cán bộ không được tín nhiệm", ông Hận nói.

ĐBQH Nguyễn Quốc Hận: “Lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, nói thế nào cũng hơi e dè”

Về hình thức lấy phiếu tín nhiệm, ông Hận bày tỏ, chỉ nên có 2 mức là tín nhiệm cao hoặc tín nhiệm thấp thay vì 3 mức là tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao như hiện nay.

"Ta quy định 3 mức, nói thế nào thì cũng hơi e dè", ông Hận nói, cho rằng, với 2 mức tín nhiệm, khi số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì xem xét bỏ phiếu tín nhiệm.

Khi bỏ phiếu tín nhiệm thì với mức không tín nhiệm từ 50 - 75% thì cho cán bộ từ chức, đồng thời loại khỏi quy hoạch nhiệm kỳ tới.

Dễ đi từ cực đoan này sang cực đoan khác

Cùng đoàn đại biểu Quốc hội Cà Mau, đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm, để đánh giá tín nhiệm thì chỉ có bỏ phiếu tín nhiệm chứ không có "lấy phiếu tín nhiệm". "Ngữ pháp nó không chuẩn. Cho nên phải nghĩ cách khách chứ dùng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm thì không chuẩn", ông Vân kiến nghị.

'Lấy phiếu tín nhiệm 3 mức, nói thế nào cũng hơi e dè' - Ảnh 2.

Đại biểu Nguyễn Chu Hồi thảo luận tại tổ

GIA HÂN

Ông Vân cũng đánh giá rất cao khi dự thảo đã quy định khi cán bộ có phiếu tín nhiệm thấp cao trong lấy phiếu tín nhiệm thì phải bỏ phiếu tín nhiệm. Ông Vân đề nghị cần quy định rõ quy trình để chuyển nhanh thủ tục lấy phiếu và bỏ phiếu.

"Theo tôi phải có điều quy định rõ trình tự này. Ví dụ, sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm thì những ai có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều 75% trở lên thì thủ tục tiếp theo là trình luôn Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Chứ không phải chờ đợi một cái thủ tục dài. Có vậy mới khẳng định được bản chất của lấy phiếu tín nhiệm", ông Vân kiến nghị.

Trong khi đó, với góc nhìn thận trọng hơn, đại biểu Nguyễn Chu Hồi (đoàn Hải Phòng) cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên là căn cứ tham khảo thôi chứ không nên là căn cứ quyết định đối với cán bộ. Bởi lẽ nhiều khi có sự chênh lệch giữa năng lực với mức tín nhiệm cán bộ.

"Có anh năng lực tốt nhưng cho ngồi vị trí chánh văn phòng mà không biết bia rượu thì khó hoàn thành nhiệm vụ, tín nhiệm chưa chắc đã cao. Nếu duy nhất một thông tin lấy phiếu tín nhiệm mà xử lý ngay cán bộ thì tôi e là ta thẳng tay đấy nhưng dễ đi từ cực đoan này sang cực đoan khác", đại biểu Hồi nói.

ĐBQH Lê Thanh Vân thảo luận về lấy phiếu tín nhiệm

Tín nhiệm thấp thì xử lý thế nào?

Về hệ quả lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức, trường hợp không xin từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

https://thanhnien.vn/de-xuat-2-3...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.