Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho hay, việc lấy ý kiến nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp qua từng thời kỳ có thời gian kéo dài khác nhau, tùy thuộc vào nội dung lấy ý kiến của Hiến pháp.
Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 có thời gian lấy ý kiến nhân dân trong vòng bốn tháng, Hiến pháp 1992 lấy ý kiến trong hai tháng và lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 (vào năm 2001) được lấy ý kiến trong một tháng rưỡi.
“Nếu thời gian lấy ý kiến ngắn quá sẽ làm không kịp, còn thời gian dài quá lại thiên về hình thức. Qua trao đổi, lấy ý kiến, ban soạn thảo dự thảo đề xuất thời gian lấy ý kiến là ba tháng là phù hợp với tình hình hiện nay”, ông Lý nói.
Có nhiều ý kiến cho rằng thời gian nhận góp ý nên bắt đầu từ ngày 1.12.2012. Tuy nhiên ban soạn thảo kiến nghị nên bắt đầu từ ngày 2.1.2013 để có đủ thời gian chuẩn bị, tập huấn cho cán bộ lấy ý kiến.
Trong lần lấy ý kiến này, Quốc hội đánh giá cao việc lấy ý kiến thông qua các kênh báo chí và đề nghị bổ sung cơ quan báo chí phải có trách nhiệm mở chuyên trang lấy ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Quốc hội cũng kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tại phần biểu quyết, có 480 đại biểu (chiếm 96,3% Đại biểu Quốc hội) thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
|
Trong phiên họp sáng nay, các Đại biểu Quốc hội còn thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Báo cáo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII cho thấy trả lời chất vấn của một số thành viên còn lúng túng và chưa đi thẳng vào vấn đề.
Từ đó, Đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ thêm các vấn đề nóng và được dư luận quan tâm như xăng dầu, thị trường bất động sản, vàng, ngân hàng, quản lý giá thuốc.
Trưa nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu bế mạc kỳ họp.
Năm 2013, giải quyết dứt điểm 528 vụ khiếu kiện đất đai kéo dài Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Theo báo cáo giải trình, tính đến ngày 31.10.2012, các bộ ngành đã rà soát lại 513/528 (đạt 97%) vụ khiếu kiện, tố cáo phức tạp, kéo dài về đất đai. Trên cơ sở đó, báo cáo chỉ rõ trong năm 2013 sẽ giải quyết hết 528 vụ khiếu kiện, tố cáo kéo dài liên quan đến đất đai. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai. Nghị quyết cho thấy những khiếm khuyết trong chính sách đất đai như tham nhũng đất đai vẫn còn nhiều, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, giải quyết tố cáo, khiếu nại về đất đai chưa hiệu quả… Đã có 482 đại biểu (chiếm 96,79% Đại biểu Quốc hội) đồng ý thông qua nghị quyết này. |
Đình Quân
>> Quốc hội thảo luận luật Đất đai sửa đổi
>> Nữ đại biểu Quốc hội gây sốt dân mạng
>> Quốc hội tiếp tục thảo luận về sửa đổi Hiến pháp: Đề xuất các cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo vệ quyền công dân
>> Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
>> Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
>> Chất vấn tại Quốc hội: Vì sao hàng giả, độc hại tràn lan?
>> Quốc hội chất vấn: Nóng chuyện tồn kho, xăng dầu, thủy điện...
>> Thảo luận tại Quốc hội: Chống tham nhũng phải nghiêm minh
Bình luận