Lễ cúng cơm mới của đồng bào Thái

Đồng bào Thái nói chung và đồng bào Thái ở bản Đồng Lách (thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nói riêng, một năm làm 2 mùa tháng 5 và tháng 10.

Hồ cây Dừa nằm ở trung tâm bản Đồng Lách. Hai con đường hai bên hồ là huyết mạch dẫn vào từng nhà và đi ra các cánh đồng

Khi lên đồng (gặt lúa kết thúc vụ mùa) xong, họ chọn ngày lành để dâng lên Giàng cơm mới (ngày mồng 5.5 và ngày mồng 10.10 âm lịch) - gọi là lễ cúng cơm mới (chôm khảu mớ).
Lễ cúng đã có từ lâu đời với quan niệm để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng.
Từ 4 giờ sáng, nhà nhà ở bản Đồng Lách đều thức dậy chuẩn bị mâm lễ vật gồm một con gà, một dĩa xôi (nấu từ gạo nếp vừa thu hoạch), một dĩa trầu và một chai rượu. Trước khi dâng lên đền Bà, gia chủ đặt mâm lễ lên bàn thờ gia chủ xin phép ông bà trong dòng tộc. Sau đó, đội lễ vật lên đầu, xoay mặt vào nhà, cúi lạy rồi bước đi. Đúng 7 giờ, mọi người tề tựu đông đảo tại đền Bà chúa Lách để dâng lễ.
Ông Ngân Văn Cường - Trưởng thôn bản Đồng Lách, cho biết: “Lễ cúng này là dịp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đạo lý, lối sống đúng mực ở đời, nhất là nói lên ý nghĩa của phong tục để con cháu gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống”.

Băng qua những cánh đồng vừa gặt xong, bà con đội mâm lễ đến đền Bà

Mâm lễ gồm: xôi, gà và chai rượu

Chị Lương Thị Dụ hấp gà chuẩn bị lễ vật

Cung kính đặt mâm lễ trước bàn thờ Bà chúa Lách

Ông chủ từ Lục Văn Xuân là chủ tế Lễ cúng cơm mới

Trước khi dâng lễ lên đền Bà, chị Lương Thị Dụ đội mâm lễ và xoay mặt vào nhà cúi tạ

Xuống đồng, chuẩn bị mùa vụ tiếp theo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.