Tham dự Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt ngày Tiên thường có Bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc CA TP.HCM Lê Hồng Nam cùng các lãnh đạo Sở, ngành và UBND Q.Bình Thạnh.
Với truyền thống của dân tộc ta là Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, TP.HCM tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân, anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước. Từ đó, nhằm giáo dục cho các thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ biết hướng về cội nguồn dân tộc, đồng thời bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc.
Tham dự Lễ giỗ Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt ngày Tiên thường có Bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Giám đốc CA TP.HCM Lê Hồng Nam |
Các đại biểu thắp nhang tại nơi thờ phụng Tả quân |
Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt thực hiện theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn |
Mọi người cùng ra thắp nhang, viếng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt |
QUỲNH TRÂN |
Được biết, Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1763, mất năm 1832) sinh ra tại thôn Long Hưng, H.Kiến Hưng, đạo Trường Đồn (nay là xã Long Hưng, H.Châu Thành, Tiền Giang). Ông là một trong “Ngũ hổ tướng” thành Gia Định với hai lần làm Tổng trấn Gia Định thành và được xem là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển vùng đất phương Nam.
Năm nay, Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt đặc biệt được thực hiện theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn. Các nghi thức được cử hành theo phong cách hoàng cung dành cho các vị khai quốc công thần. Lễ phẩm cúng giỗ gồm trà, rượu, trầu cau, bánh Gia Định xưa cùng các vật phẩm trái cây Nam bộ, các loại hoa quả được kết thành hình long- mã - phụng cùng các món ăn đặc trưng phương Nam.
Bí thư Thành Uỷ TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại mộ Tả quân |
TP.HCM tổ chức lễ giỗ nhằm tưởng nhớ các vị tiền nhân đã có công mở mang bờ cõi, xây dựng, gìn giữ đất nước |
Giám đốc CA TP.HCM Lê Hồng Nam (trái) và Bí thư Nguyễn Văn Nên viếng mộ |
QUỲNH TRÂN |
Theo Ban Quản lý Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt: "Lễ giỗ Đức thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt ngày 26.8 diễn ra các hoạt động: Nghi lễ Cúng Tiên thường; lễ dâng hương; Lễ Xây chầu – Đại bội – Hát bội tuồng và đón tiếp người dân đến chiêm bái. Ngày 27.8, diễn ra các hoạt động của Ngày Chánh giỗ: Cúng Chánh giỗ theo nghi thức tế lễ Tiểu cung đình triều Nguyễn, Tế Tiền hiền – Hậu hiền – Anh hùng liệt sĩ, biểu diễn nghệ thuật hát bội, Lễ Tôn Vương – Hồi chầu và đón tiếp nhân dân đến chiêm bái. Ngày 28.8, diễn ra các hoạt động như Cúng trầu cau và bánh Gia Định xưa cùng với Hát bội - tuồng Phụng Nghi Đình".
An ninh thắt chặt tại buổi Lễ giỗ sáng 26.8 |
Trong 3 ngày giỗ (tiên thường, chánh giỗ, hậu thường), Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đón khách thập phương đến dâng hương, tham quan và đặc biệt là thưởng thức hát bội |
QUỲNH TRÂN |
Trong 3 ngày giỗ (tiên thường, chánh giỗ, hậu thường), Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt đón khách thập phương đến dâng hương, tham quan và đặc biệt là thưởng thức hát bội - loại hình nghệ thuật được Đức Tả quân rất yêu thích lúc sinh thời.
Trong thời gian diễn ra Lễ giỗ lần thứ 190 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM sẽ biểu diễn phục vụ quan khách nhiều vở hát bội kinh điển được lưu truyền cả trăm năm, như: San Hậu (3 hồi), Ngũ hổ bình Tây và Phụng Nghi Đình cùng nhiều hoạt động văn hóa phong phú hấp dẫn khác.
Bình luận (0)