Lễ khai giảng, cứ đúng giờ là bắt đầu!

03/09/2015 08:02 GMT+7

Chuyện hàng trăm, hàng ngàn người phải chờ đợi lãnh đạo đến để bắt đầu một sự kiện lâu nay không có giải pháp khắc phục nên đã trở thành chuyện bình thường trong xã hội. Đã đến lúc, ‘cứ đúng giờ là bắt đầu’ thôi.

Chuyện hàng trăm, hàng ngàn người phải chờ đợi lãnh đạo đến để bắt đầu một sự kiện lâu nay không có giải pháp khắc phục nên đã trở thành chuyện bình thường trong xã hội. Đã đến lúc, ‘cứ đúng giờ là bắt đầu’ thôi. 

Khai giảng năm học mới 2015 sẽ là ngày hội thực sự của học sinh. Các em sẽ không còn phải giang nắng chờ lãnh đạo hay phải nghe những bài diễn văn lê thê nữa - Ảnh: Minh Hoàng Khai giảng năm học mới 2015 được chờ đợi sẽ là ngày hội thực sự của học sinh - Ảnh: Minh Hoàng 
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu thực trạng nhiều năm nay ngày giờ khai giảng phải phụ thuộc vào lãnh đạo, và dù thời tiết nắng hay mưa thì học sinh vẫn xếp hàng chờ đợi. Phó thủ tướng cho rằng cần kiên định chọn một ngày khai giảng đồng loạt cả nước.
Ông nói: “Khai giảng làm đúng nghi lễ chào cờ, cả nước cùng một thời khắc, cùng hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước, hiệu trưởng phát biểu ngắn gọn sau đó là ngày hội cho học sinh với các thầy cô giáo".
Dù đất nước đã hội nhập mạnh mẽ và tác phong công nghiệp cũng đã được áp dụng rộng rãi, song phần lớn người Việt vẫn còn lưu giữ những thói quen xấu. Nhiều người, trong đó có các vị lãnh đạo, chưa ý thức được giá trị của thời gian trong khi thời giờ chính là tiền bạc. Từ ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi cho rằng cần quyết tâm chấm dứt tình trạng hàng ngàn người, hàng trăm người phải chờ một người để bắt đầu một sự kiện. Hãy cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần “cứ đến giờ là bắt đầu”.
Như vậy, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì cả nước sẽ khai giảng cùng một thời khắc, có nghĩa là cứ đúng giờ là các trường bắt đầu buổi lễ, hoàn toàn không phụ thuộc vào các vị lãnh đạo đã có mặt tại trường hay chưa. Nếu tinh thần “đúng giờ là bắt đầu” được thực hiện nghiêm túc trong tất cả các buổi lễ khai giảng năm học mới 2015- 2016 này và được mở rộng ra các hoạt động khác trong xã hội như hội nghị, hội chợ triển lãm, khánh thành... trong phạm vi xã hội thì đó sẽ là chuyển biến tích cực về tác phong lề lối làm việc đúng giờ ở nước ta.
Lâu nay, tình trạng cả ngàn học sinh và các thầy cô giáo tập trung chờ các vị lãnh đạo đến để trường bắt đầu lễ khai giảng; hay chuyện hàng trăm đại biểu, quan khách trong một sự kiện nào đó phải chờ một vị lãnh đạo đến mới bắt đầu là chuyện vẫn thường xảy ra. Khi biết mình đến trễ, hiếm vị lãnh đạo nào chủ động nói với đơn vị tổ chức rằng “cứ đến giờ là bắt đầu đi”. Trong khi đơn vị tổ chức sự kiện thường ngại mất lòng lãnh đạo và có tính vị nể nên ít ai đủ “ bản lĩnh” để cứ đến giờ là bắt đầu. Chuyện hàng ngàn, hàng trăm người phải chờ lãnh đạo đến để bắt đầu một sự kiện vừa gây lãng phí thời gian, vừa ảnh hưởng đến công việc và tâm lý của rất nhiều người và lâu nay không có giải pháp khắc phục nên đã trở thành chuyện bình thường trong xã hội chúng ta.
Dù đất nước đã hội nhập mạnh mẽ và tác phong công nghiệp cũng đã được áp dụng rộng rãi, song phần lớn người Việt vẫn còn lưu giữ những thói quen xấu. Nhiều người, trong đó có các vị lãnh đạo, chưa ý thức được giá trị của thời gian trong khi thời giờ chính là tiền bạc.
Từ ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tôi cho rằng cần quyết tâm chấm dứt tình trạng hàng ngàn người, hàng trăm người phải chờ một người để bắt đầu một sự kiện. Hãy cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần “cứ đến giờ là bắt đầu” trong khai giảng, hội nghị, hội thảo, lễ khánh thành... ở nước ta ngay từ lần khai giảng năm học 2015- 2016 này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.