>> Đạo diễn Lars von Trier bị trục xuất khỏi LHP Cannes
>> Điện ảnh Bollywood khuấy động Cannes 2011
>> Sao châu Á “khoe sắc” trên thảm đỏ Cannes 2011
>> "Midnight in Paris" mở màn LHP Cannes 2011
>> “Puss in Boots” xuất hiện ấn tượng tại LHP Cannes
Nữ quyền lên ngôi
Không như những kỳ LHP trước, khi những bộ phim của phái nữ luôn tỏ ra "lép vế", thì danh sách tranh giải Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes 2011 quy tụ đến 4 nữ đạo diễn của 4 nền điện ảnh khác nhau như: Lynne Ramsay (Anh) với We Need to Talk About Kevin, Naomi Kawase (Nhật Bản) với Hanezu no Tsuki, Maiwenn Le Besco (Pháp) với Polisse và Julia Leigh (Úc) với Sleeping Beauty.
Trong lịch sử 64 năm của LHP Cannes chỉ có một lần duy nhất giải thưởng Cành Cọ Vàng danh giá được trao cho một nữ đạo diễn là Jane Campion với phim The piano năm 1993. Sự đột phá về số lượng của các bộ phim do các nữ đạo diễn đem tới LHP lần này, được kỳ vọng sẽ tạo nên nhiều mới mẻ và khẳng định "dấu ấn nữ quyền" trước 16 “đấng mày râu” đã có thâm niên dành giải tại các kỳ LHP Cannes.
Nữ đạo diễn trẻ Julia Leigh rất được chú ý tại LHP Cannes 2011 - Ảnh: Reuters |
Bên cạnh đó, LHP Cannes 2011 cũng được ghi nhận với sự quan tâm đặc biệt tới nữ giới, đặc biệt là qua các bộ phim mang đề tài về phái đẹp. Tờ Los Angeles Times nhận định, đi từ giấc mơ nhục dục của cô sinh viên trong Sleeping Beauty, bản năng người mẹ trong 17 Filles..., cho tới câu chuyện của gái mại dâm trong Beloved, Cannes 2011 đã lột tả rất thành công cuộc sống của người phụ nữ hiện đại bằng đề tài mới mẻ, cách tiếp cận độc đáo, sự thể hiện táo bạo và cảm xúc sâu sắc.
Sự “đổ bộ” của điện ảnh châu Á
Chưa có kỳ LHP Cannes nào, sự hiện diện của các nhà làm điện ảnh, dàn ngôi sao châu Á lại đông đảo và rầm rộ như tại LHP Cannes lần thứ 64.
Dẫn đầu cuộc “đổ bộ” của điện ảnh châu Á phải kể đến hai đạo diễn trẻ Hàn Quốc: Bong Joon Ho và Lee Chang Dong, cùng hai nhà sản xuất Hồng Kông: Đỗ Kỳ Phong và Thi Nam Sinh. Cả 4 gương mặt tài năng của nền điện ảnh phương Đông này đều vinh dự nhận trọng trách “cầm cân nảy mực”, giữ vai trò ban giám khảo tại LHP Cannes 2011.
|
Về các bộ phim chính thức tranh giải, "niềm hy vọng" Cành Cọ Vàng của người châu Á đặt trọn vào hai bộ phim Nhật: Hanezu no Tsuki của Naomi Kawase và Hara-kiri: Death of a Samurai của Takashi Miike. Ngoài ra, còn có ba bộ phim Hàn Quốc và một bộ phim Singapore tranh giải Un Certain Regard (giải thưởng của LHP Cannes dành cho các tác phẩm của các đạo diễn, nhà làm phim trẻ - PV).
Điện ảnh Trung Quốc tuy vắng bóng hoàn toàn trong các hạng mục tranh giải tại Cannes 2011, nhưng các bộ phim mới nhất như 1911, My Way, Love for Live... được dàn ngôi sao Hoa Ngữ gồm Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng, Thang Duy, Chương Tử Di, Chân Tử Đan... đem tới LHP lần này, lại nhận được sự tán dương nồng nhiệt của khán giả Pháp và giới phê bình quốc tế.
Nơi quảng bá lý tưởng cho “bom tấn” Hollywood
Với tiêu chí tôn vinh và giới thiệu các giá trị văn hóa nghệ thuật nhân loại, LHP Cannes 2011 thu hút hơn 4.000 nhà báo quốc tế, trên 1 triệu lượt khách tới Cannes (Pháp), để thưởng thức các bộ phim hay nhất của điện ảnh thế giới, và hòa mình vào không khí náo nhiệt của một "ngày hội" điện ảnh quốc tế, với sự tham gia của hàng loạt ngôi sao sáng trên bầu trời nghệ thuật.
|
Tầm ảnh hưởng ngày càng cao của LHP Cannes đối với nền điện ảnh thế giới, đã khiến không chỉ những nhà làm phim nghệ thuật mà cả những hãng sản xuất khổng lồ, với các dự án phim thương mại tầm cỡ, đều không bỏ lỡ cơ hội quảng bá tại thành phố biển xinh đẹp của nước Pháp này.
Năm nay, rất nhiều phim “bom tấn” mới xuất xưởng, và cả những dự án chỉ vừa được khởi động của Hollywood, đã chọn LHP Cannes làm nơi tổ chức những buổi ra mắt hoặc giới thiệu phim cực kỳ hoành tráng ấn tượng như Puss in Boots, Pirates of The Caribbean: On Stranger Tides, Kung Fu Panda 2...
Đạo diễn nổi tiếng “tự đào hố chôn mình”
Khi dư luận quốc tế đổ dồn về thảm đỏ của LHP Cannes, thì dù chỉ một phút không kiểm soát, các ngôi sao "thượng thặng" cũng có thể "tự đào hố chôn mình", như trường hợp của đạo diễn người Đan Mạch Lars von Trier.
Vị đạo diễn từng đoạt giải Grand Prix với bộ phim Breaking the waves tại LHP Cannes 1996, giải Cành Cọ Vàng với Dancer in the dark tại LHP Cannes 2000 này, bị "đuổi thẳng cổ" khỏi LHP Cannes 2011 vì đã thể hiện quan điểm “hiểu và chia sẻ” với trùm phát xít Aldoft Hittle, tự nhận mình người của Đức quốc xã, cộng thêm tình cảm yêu ghét lẫn lộn dành cho người Do Thái...
|
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Văn hóa Pháp - Frederic Mitterrand - nói rằng, hành động của Lars von Trier thực sự rất “đáng xấu hổ”. Trên website chính thức của LHP Cannes 2011, ban tổ chức khẳng định phát biểu của Lars von Trier chỉ mang tính cá nhân, hoàn toàn đi ngược lại tinh thần quốc tế của LHP Cannes 2011. Mặc dù bị trục xuất, nhưng bộ phim Melancholia của ông vẫn được ở lại tranh giải Cành Cọ Vàng.
Linh San
Bình luận (0)