Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Cái tết cuối cùng của cha

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Cái tết cuối cùng của cha

Lê Nam
Lê Nam
08/03/2023 07:34 GMT+7

Tết Nguyên đán 1988, chị Thu Hà nhớ như in hình ảnh bố đèo chị trên chiếc xe đạp cũ đưa đi thăm bạn bè, người quen suốt 1 tuần để giới thiệu chị là con gái của bố. Đó là cái tết đầu tiên, cũng là cuối cùng trọn vẹn cả gia đình mà chị còn nhớ trước ngày bố lên đường đi Trường Sa nhận nhiệm vụ lớn.

Chị Trần Thị Thu Hà, 52 tuổi - Trung tá, Đội trưởng Phòng hậu cần Công an tỉnh Hà Nam, con gái cả của liệt sĩ Trần Đức Thông hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Trường Sa (14.3.1988), không khỏi nghẹn ngào khi nhớ về cái tết cuối cùng đầy đủ cả gia đình trước khi cha trở lại quân đội để nhận nhiệm vụ lớn.

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: Cái tết cuối cùng của cha

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: ‘Loa phát thanh báo tin cha hy sinh’ - Ảnh 1.

Anh Trần Hoài Nam, 49 tuổi nhớ buổi sáng khóc nấc từng cơn khi nghe tin bố mất qua loa phát thanh

Lê Nam

"Tôi còn nhớ bố tôi xin cho tôi nghỉ 1 tuần học quân sự, bố chở tôi bằng chiếc xe đạp, đạp từ đây về Thái Bình, xong đi giới thiệu các nhà, bạn bè của bố, đây là con gái tôi, lúc đó chỉ có 2 bố con như vậy. Cứ đạp xe cả 1 tuần lễ, đi về quê rồi sang đây", chị Hà tâm sự.

Trong khi đó, anh Trần Hoài Nam, 49 tuổi – đang công tác tại Công ty than Ninh Bình (thuộc Tổng công ty than miền Bắc), em trai ruột của chị Hà vẫn không quên được buổi sáng nghe tin bố đã hy sinh ở Trường Sa qua loa phát thanh. Đứng trước cổng trường, cậu học sinh lớp 8 trường THCS Trần Quốc Toản khóc nấc từng cơn. Còn mẹ anh suy sụp suốt một năm trời.

"Lúc đấy chỉ biết khóc thôi chứ không biết làm gì. Giờ mình lớn mình hiểu, mình thương mẹ cực kỳ luôn, lấy chồng cứ đi biền biệt", anh Nam nhớ lại.

Bố mẹ anh cưới được 8 năm thì bố anh chuyển sang lính hải quân. Một năm sau, anh bị viêm cầu thận nặng đến độ nguy kịch ở bệnh viện. Mẹ anh viết thư và bảo con ốm đi viện cấp cứu sắp chết… Lúc ấy anh đang điều trị được 3 tháng, đến khi ra viện rồi bố vẫn chưa nhận được thư.

Liệt sĩ Gạc Ma và những người ở lại: ‘Loa phát thanh báo tin cha hy sinh’ - Ảnh 2.

Cặp ốc kỉ vật của liệt sĩ Trần Đức Thông được hai chị em gìn giữ suốt 40 năm qua

Lê Nam

Đã 35 năm trôi qua, những ký ức và kỷ vật mà liệt sĩ Trần Đức Thông để lại vẫn còn y nguyên như ngày đầu. Với chị Hà, dù là vỏ ốc, hay chiếc tủ cũ đều là tài sản vô giá để giữ gìn, nâng niu như luôn được thấy cha gần bên.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.