Liệu ông Donald Trump có thể 'đắc nhân tâm' trong quan hệ với Anh?

30/01/2017 19:00 GMT+7

Bài viết này là nhận định của ban biên tập chuyên mục Bloomberg View về mối quan hệ thương mại Mỹ - Anh giữa cảnh Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU), sắp diễn ra.

Trước cảnh nước Anh rục rịch rời  EU, Thủ tướng Anh Theresa May đang cần tất cả bạn bè mà bà có thể có. Việc này có thể giải thích cho chuyến thăm Mỹ của bà hôm 27.1. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo nước ngoài đến gặp gỡ ông Donald Trump kể từ ngày ông nhậm chức. Câu hỏi được đặt ra là: Chuyện bà May đến Mỹ có lợi gì cho ông Trump?
Cũng như nhiều vấn đề khác trong thời đại của ông Trump, việc tái thiết quan hệ này là không thể đoán trước và đối với nước Anh, nó có thể có hại. Song nếu Tổng thống Mỹ thật sự quan tâm, ông có thể vận dụng mối quan hệ với Thủ tướng Anh để chứng tỏ rằng ông vừa có khả năng hợp tác, vừa có thể đối đầu.
Mục đích chính của bà May giờ là thể hiện nước Anh có thể thành công trên trường quốc tế mà không cần là thành viên EU. Xích mích thương mại với EU chắc chắn sẽ nảy sinh khi các cuộc đàm phán Brexit diễn ra. Mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với Mỹ, lý tưởng nhất là theo một thỏa thuận thương mại tự do, sẽ là vô giá cho nước Anh. Nó thể hiện việc rời EU là sự khởi đầu để Anh bước vào kỷ nguyên mới của sự gắn kết toàn cầu.
Thêm vào đó, nhìn từ quan điểm của Anh, tình bạn thân với Mỹ đến một cách tự nhiên. Xét khía cạnh văn hóa và lịch sử, nước Anh phần nhiều như một nước trung Đại Tây Dương, là một phần của châu Âu. Các đời thủ tướng Anh từ lâu đã vun xới quan hệ chặt chẽ với Mỹ.
Song “mối quan hệ đặc biệt” này (như cách người Anh thích gọi) không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt đẹp, có lợi cho họ. Cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher nổi tiếng ăn ý, song cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush lại không như thế. Hiện tại, sự liều lĩnh của ông Trump có thể đặt ra rủi ro lớn cho bà May.
Bài phát biểu của bà May ở Philadelphia hồi tuần trước cho thấy bà nhận thức được điều này. Bà ca ngợi nước Mỹ, nói về trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu và tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do, bảo vệ nhân quyền. Đây là các chủ đề truyền thống không hoàn toàn giống với đường hướng của ông Trump. Biến Mỹ trở thành nước đứng đầu, phù hợp với quan điểm là nước lãnh đạo toàn cầu không phải là điểm lớn trong danh sách ưu tiên của ông Trump. Thật khó để tưởng tượng rằng tân Tổng thống Mỹ sẽ bị thuyết phục. Vì thế, bà May cần giữ một khoảng cách phù hợp.
Dù vậy, mối quan hệ đặc biệt, tiếp nối từ lâu có thể vẫn giúp cả hai nước. Một thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh sẽ đem lại cho Mỹ lợi ích ít hơn Anh, nhưng dù sao đó vẫn là có lợi. Vì thương mại song phương về mặt dịch vụ và hàng hóa của hai quốc gia tương đối cân bằng và vì các nhà xuất khẩu Anh không gian lận (theo quan điểm của ông Trump) bằng cách khai thác lao động giá rẻ, thỏa thuận thương mại giữa hai nước có thể là thỏa thuận tốt mà ông Trump tuyên bố ủng hộ.
Trong những lĩnh vực khác, Anh cũng có nhiều thứ dành cho Mỹ. Bà May thậm chí có thể giúp Tổng thống Trump nhận ra một sự thật (nếu không muốn nói là một thực tế) mà ông dường như chống lại: Nước Mỹ có rất nhiều thứ có thể đạt được từ chính tình bạn và các đồng minh của mình.

tin liên quan

Ông Trump khuyên các nước noi gương Anh rút khỏi EU
Sắp tới ngày nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump tuyên bố Brexit - việc nước Anh quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) - là điều tuyệt vời và các nước châu Âu khác nên làm theo như vậy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.