Tờ South China Morning Post ngày 4.3 đưa tin Bộ Kinh tế và Sáng tạo Lithuania thông báo sẽ mở “văn phòng doanh nghiệp” tại Đài Loan, động thái đưa ra giữa lúc mối quan hệ với Trung Quốc đang gặp nhiều trắc trở.
Văn phòng này nhằm “tăng cường và đa dạng hóa mối quan hệ ngoại giao kinh tế với khu vực châu Á", một phát ngôn viên của bộ cho biết.
Thông báo của Lithuania là động thái mới nhất thể hiện sự bất mãn của thành viên nhóm 17+1, nhóm thương mại không chính thức giữa Trung Quốc và 17 quốc gia Trung và Đông Âu.
Phát biểu trên trang LRT.lt, Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis cho hay nước này “hầu như không được lợi ích gì” từ nhóm trên.
“Tôi không nói rằng chúng tôi đang rời nhóm và đó là kết thúc, nhưng chúng tôi nên thực sự cân nhắc về làm thế nào cho hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc”, ông cho biết.
|
“Khá rõ rằng quốc hội và chính phủ đã sắp xếp. Do đó, câu hỏi lớn là về việc phối hợp giữa các nước Baltic và liệu Liên minh Estonia-Latvia có theo không”, ông nhận định.
Vào năm 2012, Trung Quốc thành lập và đẩy mạnh cơ chế 16+1 với các nước Trung và Đông Âu, sau đó mở rộng thành 17+1 với thành viên mới là Hy Lạp.
Gần 1 thập niên sau đó, theo trang The Diplomat, cơ chế này có lẽ là thất bại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu. Một trong những biểu hiệu là việc hầu hết các thành viên trong nhóm 17 nước đều ký bản ghi nhớ với Mỹ nhằm đối phó hãng Huawei của Trung Quốc tiếp cận mạng 5G.
Mới đây, 6 nước châu Âu gồm, Bulgaria, Romania, Slovenia, Lithuania, Latvia và Estonia đã không còn cử lãnh đạo đến dự hội nghị thượng đỉnh 17+1 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà thay vào đó cử các đại diện cấp thấp hơn.
Bình luận (0)