Giảm lỗ và bắt đầu có lãi khi về với VNA
Tính đến cuối năm 2011, trước khi về VNA, Jetstar Pacific (JPA) đang đứng ngấp nghé trên bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế đã lên tới trên 2.000 tỉ đồng. Để vực dậy hãng hàng không này, Chính phủ đã giao Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) tiếp nhận nguyên trạng phần vốn nhà nước tại JPA, khi đó do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu. Thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Úc), VNA cũng thực hiện tái cơ cấu toàn diện JPA với các bước đi chiến lược như trẻ hóa đội bay, tái cấu trúc nhân sự, phát triển thương hiệu kép VNA - JPA, giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ 8,4 tỉ đồng vào năm 2014, năm 2015 lãi trên 112 tỉ đồng. Tính chung cả giai đoạn trở thành công ty con của VNA (2012 - 2018), lỗ của JPA đã giảm về mức trung bình 254 tỉ đồng/năm so với mức lỗ 471 tỉ đồng/năm của giai đoạn 2008 - 2011.
Theo số liệu kinh doanh do Vietnam Airlinescông bố, năm 2018, tổng doanh thu của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đạt 8.980 tỉ đồng, lãi sau thuế 34,26 tỉ đồng. Tuy nhiên lỗ lũy kế vẫn còn rất lớn, khoảng 4.250 tỉ đồng. Nhưng đáng nói, "đứa con yếu" Jetstar Pacific không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty mẹ VietnamAirlines. Doanh thu và lợi nhuận của VNA vẫn tích cực kể từ khi tiếp nhận JPA, đặc biệt từ năm 2016, VNA Group lần đầu tiên cán mốc lợi nhuận trên 2.000 tỉ đồng và xu hướng đó tiếp tục được duy trì cho đến khi xác lập kỉ lục mới 2.800 tỉ đồng năm 2018.
Báo cáo tài chính quý 1/2019 của Vietnam Airlines (VNA) cũng ghi nhận kết quả rất tốt khi tổng doanh thu hợp nhất ước đạt gần 26.000 tỉ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt hơn 1.500 tỉ đồng, đạt 45% kế hoạch cả năm. Trong đó, công ty mẹ ước đạt 19.346 tỉ đồng doanh thu, tăng 5,5% so với cùng kỳ và 1.224 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 36,6% so với cùng kỳ.
|
Chiến lược khôn ngoan của "anh cả" ngành hàng không
Câu hỏi đặt ra là tại sao JPA liên tục không có lãi, hoạt động kém hiệu quả mà VNA không buông và vẫn đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng như vậy?
Chuyên gia tư vấn đầu tư Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện kế toán quản trị công chứng Úc (CMA Australia) tại Việt Nam lí giải, chiến lược thương hiệu kép VNA - JPA là bước đi khôn ngoan và phù hợp với xu hướng của thế giới. Ông phân tích: LCC rất khó kiễm lãi mặc dù tăng trưởng của phân khúc này vượt trội hơn so với phân khúc truyền thống nhưng trước sự bùng nổ của phân khúc thị trường này, các hãng hàng không truyền thống cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi. Thông thường, họ sẽ chọn chiến lược thương hiệu kép (Dual Brand Strategy) nghĩa là hãng hàng không mẹ sẽ vận tập chung hoạt động trong phân khúc cao và tạo ra một hãng hàng không giá rẻ riêng để "với tay" vào thị trường LCC. "Thế giới có thể kể rất nhiều. Singapore Airlines có Scoot, bản thân Qantas và Jetstar (Úc) cũng là một điển hình của Dual Brand Strategy. Các hãng như Sing Air với Qantas không đặt mục tiêu kiếm lãi từ Scoot và Jetstar mà biến nó thành một công cụ để bảo vệ thị phần và là "lá chắn" trước sự tấn công của các hãng hàng không giá rẻ thuần tuý, tăng độ phủ thị trường thay vì hiệu quả. Từ mức lỗ 402,3 tỉ (2012) của JPA đến lợi nhuận 34,3 tỉ (2018) và những con số ấn tượng "như thường lệ" của VNA hẳn là tin mừng đối với các cổ đông của VNA, thể hiện quá trình tái cơ cấu JPA đã có chuyển biến và đang đi đúng hướng" - ông Long nói.
Một đại diện của VNA thông tin tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320; mạng bay gồm 22 điểm đến, trong đó có 16 điểm đến trong nước và 6 điểm đến quốc tế. Quy mô của JPA trên thị trường nội địa hiện chiếm khoảng 18%, còn quy mô của VNA Group là 52,2%.
tin liên quan
Phi công Vietnam Airlines nhận lương bình quân 132,5 triệu đồng/thángTheo chiến lược này, cùng với việc tiếp tục phát triển VNA như một hãng hàng không 4 sao có mạng bay kết hợp quốc tế - nội địa nắm chắc nhóm khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, VNA cũng thực hiện chiến lược đồng thương hiệu với JPA trên toàn bộ mạng bay nội địa, phối hợp toàn diện về sản phẩm, mạng bay, chính sách bán, tiếp thị … nhằm bao phủ dải sản phẩm, phục vụ mọi đối tượng khách hàng thông qua mạng bay và tần suất phối hợp. JPA sẽ tiếp tục là công cụ cạnh tranh ở phân thị giá thấp khi thị trường đang ở vào giai đoạn bùng nổ của hàng không giá rẻ (LCC)
"Cụ thể, ở những đường bay khách không có khả năng chi trả cao sẽ đưa JPA vào khai thác để giảm lỗ vì chi phí hoạt động của JPA thấp hơn VNA. Trên cùng đường bay, JPA sẽ thực hiện chuyến bay vào những khung giờ khách không muốn chi trả cao để trực tiếp chiếm slot cạnh tranh với hãng giá rẻ khác. Còn VNA tập trung nguồn lực để khai thác ở phân thị giá cao" - đại diện VNA lý giải.
Bình luận (0)