Cần làm rõ tiêu chuẩn đại biểu QH chuyên trách, tránh tình trạng “công chức hóa” là ý kiến của nhiều đại biểu trong thảo luận tổ về dự luật Tổ chức QH (sửa đổi) sáng qua.
|
Dự thảo nâng tỷ lệ đại biểu (ĐB) chuyên trách của QH là 35% (hiện hành là 25%). Tuyệt đại ý kiến ĐBQH đồng ý tăng tỷ lệ này. Thậm chí, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (ĐB Hà Nội) đề nghị mức nâng là 40% để tăng cường số ĐB dành toàn tâm toàn trí cho công tác làm luật.
Nhiều ĐB cũng đề nghị nên giảm bớt cơ cấu “cứng” về tỷ lệ ĐB để tránh tình trạng những người không đáp ứng được tiêu chuẩn làm ĐB cũng được đưa vào, có khi cả nhiệm kỳ không đóng góp được ý kiến nào, làm ảnh hưởng đến uy tín của ĐBQH, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH. “Có nhiều ĐB từ đầu đến cuối kỳ không phát biểu, có thể là nhường cho các ĐB khác, nhưng phần lớn là do vấn đề thảo luận quá lớn, vượt quá tầm hiểu biết của họ. Vì vậy, không nên cơ cấu theo chính sách mà phải thực sự có trí tuệ, năng lực tri thức để tham gia ý kiến cho xác đáng”, ĐB Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) nói.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đồng ý tăng tỷ lệ ĐB chuyên trách nhưng băn khoăn vì dự luật chưa rõ tiêu chuẩn. Theo ĐB Đương, ngoài hai kỳ họp ĐB chuyên trách có tính chất như một công chức và thực tế đang có tình trạng hành chính hóa công tác ĐB. “Tính chất công chức làm cho tính chất đại diện ý chí nguyện vọng của cử tri kém đi khi ĐB thiếu sự cập nhật thực tế địa phương”, ĐB Đương nói, đồng thời cho rằng phải có tiêu chuẩn cụ thể cho ĐB chuyên trách. Tiêu chuẩn của ĐB chuyên trách ở T.Ư là ngoài tiêu chuẩn chung thì phải có tiêu chuẩn cụ thể vì ĐB chuyên trách được hưởng chế độ cao.
Nhiều ĐB cũng đề nghị phải có những quy định, tiêu chí rõ ràng để công dân vào dự thính các kỳ họp, phiên họp của QH, các ủy ban, Hội đồng Dân tộc. Theo ĐB Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh), quy định của dự luật về việc công dân có thể được vào dự thính các phiên họp công khai của QH thiếu khả thi, vì nội dung trong luật sơ sài, chỉ mang tính nguyên tắc, không rõ điều kiện gì để công dân được vào dự thính, ai đứng ra tổ chức cho họ vào… ĐB Võ Kim Cự cũng cho rằng quy định công dân vào dự thính các phiên họp của QH là hướng mở rộng dân chủ, nhưng cần phải có quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện, nội dung được dự thính… “Không thể chung chung như thế, hoặc là chẳng ai vào hoặc ai vào cũng được”, ông Cự nói.
Có tòa án cấp huyện cả năm không xét xử vụ án nào Thảo luận về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi chiều 3.6, nhiều ĐB cho rằng tổ chức tòa án tốt sẽ góp phần giảm án oan sai, tiêu cực nhưng còn không ít băn khoăn về mô hình. Nêu quy định gộp 2 - 3 tòa án cấp huyện thành một tòa án sơ thẩm khu vực, ĐB Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) lo ngại việc địa bàn rộng, trụ sở cơ quan tư pháp ở xa sẽ khiến người nhà các bị can, bị cáo đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc. “Tôi cho rằng việc này cần phải có lộ trình, trước mắt làm thí điểm, đánh giá tốt thì mới đưa vào luật”, ĐB Chi đề nghị. Cùng quan điểm, ĐB Trần Xuân Hùng (Hà Nam) cho rằng việc gộp tòa sẽ làm tăng cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, tốn kém ngân sách do phải xây các trụ sở tòa án mới, đi ngược lại với chủ trương tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước. Trái với quan điểm này, ĐB Trần Văn Độ (An Giang - Chánh án Tòa án quân sự T.Ư), nói việc tổ chức sẽ không phình biên chế, tổ chức. Hiện tại không ít tòa án cấp huyện có đầy đủ bộ máy thẩm phán, chánh án nhưng cả năm không xét xử vụ nào thì rất lãng phí. Thái Sơn |
Bảo Cầm - Trường Sơn
>> Đại biểu chuyên trách của Quốc hội không quá 35%
>> Đại biểu QH 'chán' quyết toán ngân sách
>> Quốc hội quyết chi thêm 16.000 tỉ đồng để hỗ trợ các lực lượng bám biển
>> Trình Quốc hội luật Biểu tình tại kỳ họp đầu năm 2015
>> Phó chủ tịch Quốc hội: Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là khủng bố
>> Biển Đông 'nóng' trên bàn Quốc hội
Bình luận (0)