Loài cá kì lạ được phát hiện ở độ sâu kỉ lục của Thái Bình Dương

Loài cá kì lạ được phát hiện ở độ sâu kỉ lục của Thái Bình Dương

09/04/2023 13:32 GMT+7

Các nhà khoa học đã quay được hình ảnh của loài cá sống ở nơi sâu nhất, cách mặt biển phía bắc Thái Bình Dương hàng nghìn mét.

ốc thuộc chi Pseudoliparis bơi ở độ sâu 8.336 m. Chúng được tìm thấy ở rãnh Izu-Ogasawara phía nam Nhật Bản trong chuyến hành trình kéo dài hai tháng của đoàn thám hiểm khoa học Úc-Nhật Bản.

Phát hiện phá kỷ lục này là một phần của cuộc nghiên cứu kéo dài một thập niên về các quần thể cá sống ở nơi sâu nhất thế giới do Đại học Tây Úc và Đại học Khoa học và Công nghệ Hàng hải Tokyo thực hiện.

Vài ngày sau khi con cá được quay phim, nhóm đã thu thập được hai con cá ốc (Pseudoliparis belyaevi) trong những chiếc bẫy đặt sâu 8.022 m ở Rãnh Izu-Ogasawara.

Phát hiện cá ở độ sâu kỉ lục ngoài khơi Nhật Bản - Ảnh 1.

Hai con cá ốc được nhóm nghiên cứu thu thập trong những chiếc bẫy đặt sâu 8.022 m

CHỤP MÀN HÌNH CLIP

Đoạn phim được công bố vào cuối tuần trước cho thấy một số loài cá không vảy, trong mờ, có vây giống cánh và đuôi giống lươn đang bơi trong vực thẳm đen, được chiếu sáng bởi đèn chiếu từ camera có gắn mồi. Hiện chưa rõ kích thước của con cá.

Tuyên bố cho biết những con cá ốc này là loài cá đầu tiên được thu thập từ độ sâu hơn 8.000 m. Trong các cuộc thám hiểm trước đây, cá ốc chỉ được nhìn thấy ở độ sâu 7.703 m vào năm 2008.

Cuộc thám hiểm được bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái để khám phá các rãnh sâu xung quanh Nhật Bản ở phía bắc Thái Bình Dương.

Việc phát hiện ra sinh vật biển sâu bí ẩn đã phá vỡ kỷ lục trước đó được lập vào năm 2017, khi một con cá được phát hiện ở độ sâu 8.178 ở rãnh Mariana, điểm sâu nhất của hành tinh ở Thái Bình Dương.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.